Hội nghị sử học toàn quốc: Tiếp cận toàn diện lịch sử về chủ quyền quốc gia
Khám phá lịch sử Việt Nam trong Thư viện Quốc hội lớn nhất thế giới tại Mỹ / Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Phát biểu khai mạc hội nghị, GS, TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, cách đây tròn 10 năm, GS, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã phát động giới sử học cả nước đẩy mạnh nghiên cứu về chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Trong 10 năm qua, chủ đề này đã được giới sử học cả nước tập trung nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
“Hội nghị sử học toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức nhằm tổng kết thành tựu 10 nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ quốc gia theo phương pháp tiếp cận toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam. Góp phần phục vụ các chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh mới”, ông Tuấn nói.
Ban tổ chức hội nghị đã nhận được 163 bài tóm tắt và 140 bài viết toàn văn của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong cả nước. Đây sẽ là một tài liệu quan trọng, không chỉ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy di sản lịch sử mà còn đóng góp vào công cuộc nghiên cứu và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
TS Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá cao các kết quả nghiên cứu của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam thời gian qua. Đối với TP Hà Nội, các nghiên cứu đã xác định giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, tích cực vận động và kiến nghị phương án bảo tồn khu di tích.
Đồng thời, đóng vai trò chủ công xây dựng và hoàn chỉnh hồ sơ để UNESCO chính thức công nhận Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hoá thế giới; xây dựng và triển khai đề án Nghiên cứu phương án khôi phục không gian điện Kính Thiên.
Tại hội nghị, các bài tham luận liên quan đến lịch sử thời kỳ dựng nước và giữ nước đã thu hút được sự chú ý với cách tiếp cận mới - tiếp cận toàn diện và toàn bộ về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ.
Với chủ đề “Khôi phục nỏ thần An Dương Vương góp phần nhận diện giá trị đích thực của thời đại dựng nước đầu tiên”, Thượng Tướng, Viện sĩ, TS, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và kỹ sư Vũ Đình Thanh - Tập đoàn hàng không vũ trụ Nga Almaz Antey đã khẳng định sự tồn tại của vũ khí nỏ thần An Dương Vương. Đây là một loại vũ khí cách đây 2.300 năm nhưng rất uy lực, một phát bắn phải giết chết cả vạn quân là có thực.
“Sau bốn năm miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm, trên cơ sở các mũi tên đồng do khảo cổ học phát hiện được ở Cổ Loa, trên cơ sở hình ảnh ống tên trong các lễ hội rước nỏ thần của người dân Cổ Loa trước cách mạng tháng Tám, chúng tôi xác định Nỏ Thần An Dương Vương hoàn toàn có thật.
Nỏ thần một lần bắn được cùng lúc cả vạn mũi tên đồng Cổ Loa, nếu đặt nỏ thần ở vị trí cao 56 m thì 1 vạn mũi tên đồng Cổ Loa hoàn toàn có thể xuyên giáp tiêu diệt 1 vạn tên địch, lý giải việc sử sách ta và Trung Quốc ghi thành Cổ Loa hình con ốc cao chót vót”, kỹ sư Thanh cho biết.
Loại nỏ bắn bằng ống cùng lúc được cả 1 vạn mũi tên đồng Cổ Loa xa đến 1000 m do kỹ sư Vũ Đình Thanh sáng chế đã được đăng ký độc quyền sáng chế toàn thế giới. Đây cũng là hình thức chính thức toàn thế giới công nhận nỏ thần của Việt Nam.
Nhiều nhà khoa học thế giới trong đó có hai nhà khoa học nổi tiếng là GS, TSKH Vladimir Koroman - tổng công trình sư đóng 14 tầu ngầm, nguyên viện trưởng viện kỹ thuật hải quân Brodarski institute Croatia và TS Vật lý Ivan Vileghanin - tổng công trình sư hệ thống tên lửa S450 của Tập đoàn hàng không vũ trụ Nga Almaz Antey xác nhận, nỏ thần làm từ các vật liệu từ thời An Dương Vương do hàng chục người vận hành hoàn toàn có khả năng bắn chết cả vạn quân nếu được đặt ở vị trí cao từ 18 m trở lên.
Tham luận về sự ra đời của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, PGS, TS Tống Trung Tín cho rằng, trong lúc phân hóa xã hội Đông Sơn đang phát triển, nhân tố thủy lợi đòi hỏi có một tổ chức tập hợp đông đảo sức mạnh của cả cộng đồng để thực hiện. Từ phía Bắc, các thế lực bành trướng thời Xuân Thu – Chiến Quốc bắt đầu tổ chức bình định Bách Việt, trong đó có Lạc Việt và Âu Việt .
Những yếu tố này đã tác động mạnh đến quá trình hình thành nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Bàn về lãnh thổ quốc gia thời Hùng Vương nhìn từ huyền thoại Mai An Tiêm, TS Phạm Hoàng Mạnh Hà - Khoa Du lịch, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho rằng, ngày nay, ngấn nước biển năm xưa vẫn còn in trên vách đá song hòn đảo nơi Mai An Tiêm và gia đình sinh sống thuở trước đã “trôi” vào "đất liền quê mẹ" thuộc xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
“Theo lời truyền văn, đền thờ Mai An Tiêm được tạo dựng từ rất lâu đời và đã được tu sửa nhiều lần. Ngôi đền hiện tại là mang dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số di vật như đồ gốm, công cụ sản xuất có niên đại tương đương với thời đại Hùng Vương.
Những di vật này là cơ sở cho mối liên hệ giữa huyền thoại Mai An Tiêm và lịch sử Việt Nam thời dựng nước”, tham luận cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo