Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ diễn ra sôi động
Tìm lời giải cho bài toán xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học công nghệ / Cần hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, năm 2023, hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) diễn ra sôi động trên nhiều lĩnh vực. Nhiều văn bản thỏa thuận, chương trình hợp tác nghiên cứu đã được ký kết và triển khai thực hiện hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Nhất là trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp.
Điển hình như, Hải Phòng đã tổ chức 5 cuộc kết nối cung cầu công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài; tham quan, khảo sát về KH&CN và đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó có phiên kết nối cung - cầu công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc).
Triển khai các chương trình phối hợp, thỏa thuận hợp tác về KH&CN với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, sở KH&CN các tỉnh Lào Cai, Cần Thơ, Yên Bái, Hậu Giang...
TP Hồ Chí Minh đã thực hiện các chương trình hợp tác với Học viện Bách Khoa quốc gia Toulouse (Pháp) trong lĩnh vực phân tích thí nghiệm; Tập đoàn Mitshubishi, Công ty Hibiya (Nhật Bản), The World Bank về hệ thống quản lý năng lượng.
Đồng thời, hợp tác với Trường Đại học Deagu, Shinhan Future’s Lab, Ban Xúc tiến các doanh nghiệp khởi nghiệp Deagu (Hàn Quốc), Gyeoungbuk Technopark (Hàn Quốc), MaGIC (Malaysia), Đại học Outreach (Thụy Điển), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF Vietnam), German Accelerator Southeast Asia (Đức), Quest Ventures (Singapore) về hoạt động khởi nghiệp, kết nối toàn cầu.
TP Hồ Chí Minh cũng đã hợp tác với Đại học Tokyo (Nhật Bản) về Chương trình phát triển ngành công nghiệp MEMS, Đại học Tsukuba (Nhật Bản) về mô hình minimal fab. Hợp tác với các chuyên gia từ các trường Đại học lớn (Đại học Birmingham - Anh Quốc, Đại học Southern Methodist - Hoa Kỳ, Đại học Ritsumeikan, Đại học Kyoto - Nhật Bản) thảo luận về vấn đề “Robot và Trí tuệ nhân tạo”.
Thành phố thường xuyên tổ chức đoàn công tác tham dự các khóa học tập kinh nghiệm, nghiên cứu chính sách, mô hình về hỗ trợ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nông nghiệp tại các nước như Australia, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phần Lan, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia...
Cùng thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế, tỉnh Bình Thuận đã triển khai hợp tác với Trường Đại học Liège, Gembloux Agro-Bio Tech (Vương quốc Bỉ) trong Dự án “Giải pháp quản lý, kiểm soát dịch bệnh và nâng cao giá trị sử dụng phụ phẩm trong canh tác thanh long”. Dự án tuyển chọn 3 nghiên cứu sinh Việt Nam sang nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Liège và Trường Đại học Louvain-la-Neuve, Vương quốc Bỉ.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Dự án EU – MUTRAP, Bình Thuận còn tổ chức cho phía Nhật Bản khảo sát thực địa các nông trại thanh long Bình Thuận để hoàn thiện quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang Nhật Bản.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi nghiên cứu, học tập về đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Israel; mô hình đô thị thông minh tại Hàn Quốc và Singapore. Tham dự Tuần lễ công nghệ biển tại Brest (Pháp); trao đổi, làm việc về mô hình tổ chức, hoạt động công viên khoa học công nghệ biển phục vụ Đề án xây dựng Khu khoa học công nghệ biển của tỉnh.
Tỉnh cũng tổ chức đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm về xây dựng chính sách, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Ấn Độ. Học tập kinh nghiệm xây dựng và vận hành Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Pháp và Thụy Sỹ.
Cán bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thăm và làm việc tại Pháp, Bỉ, Ý về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các nội dung phục vụ cho việc xây dựng Khu Hải dương học trong Khu KH&CN biển tại cầu Cỏ May. Mời gọi các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm đến làm việc, tư vấn cho tỉnh về hỗ trợ khởi nghiệp, hoàn thiện quy hoạch dự án Khu KH&CN biển...
Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN trong năm 2023 đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực chất lượng cao; thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương.
Đồng thời, góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ phát triển du lịch bền vững. Kết nối cung cầu, chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu trên các địa phương trong cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian