Khoa học - Công nghệ

Lo ngại sau sự cố rò rì tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1

Đã có rất nhiều lo ngại liên quan đế vụ rò rì tại bể chưa Fukushima, làm gia tăng nghi ngờ những sai sót trong quản lý khủng hoảng của Nhật Bản.

Nhật Bản phát triển hệ thống AI hỗ trợ chẩn đoán bệnh hiếm gặp / Bệnh nhân đầu tiên cấy chip não Neuralink có tiến triển tốt

Chú thích ảnh
Các bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Okuma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 24/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 21/2, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) bảo đảm không tái diễn việc rò rỉ nước nhiễm phóng xạ sau sự cố xảy ra hồi đầu tháng này tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Hơn nữa, ông Saito đã yêu cầu phân tích để xác định bất kỳ yếu tố chung nào góp phần gây ra vụ việc. Ông cũng kêu gọi việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để ngăn ngừa lỗi của con người, đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin.

Vào ngày 7/2, TEPCO đã thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng nước chứa chất phóng xạ được phát hiện đã rò rỉ từ tháp hấp thụ Caesium tại nhà máy.

Theo IAEA, TEPCO tính toán rằng tổng lượng rò rỉ là khoảng 5,5 mét khối nước chứa khoảng 0,022 terabecquerel chất phóng xạ.

Nước được đánh giá là đã rò rỉ từ một van để mở trong quá trình làm sạch tháp hấp thụ. Kobayakawa đã xin lỗi và cho biết đây là sự cố không nên xảy ra. Hoạt động này đã làm dấy lên mối lo ngại về hải sản bị ô nhiễm trong khu vực Đông Bắc Á. Lỗi của sự cố ban đầu xác định là do con người gây ra.

 

Sau cuộc gặp với Bộ trưởng, Kobayakawa cho biết TEPCO sẽ xem xét các biện pháp hiệu quả với sự trợ giúp của các chuyên gia bên ngoài để ngăn ngừa sai sót.

TEPCO trước đây đã bị chỉ trích vì vi phạm kế hoạch vào năm ngoái, sau khi các công nhân tại nhà máy Fukushima tiếp xúc với chất thải lỏng phóng xạ vào tháng 10/2023. Công ty cho biết họ sẽ nỗ lực ngăn chặn những trường hợp như vậy xảy ra lần nữa.

Kể từ tháng 8/2023, TEPCO đã xả tổng cộng 23.400 tấn nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển và dự kiến bắt đầu đợt xả thải cuối cùng trong năm tài khóa 2023 vào cuối tháng 2 này.

 

Theo ông Saito, vụ việc đã khiến Nhật Bản và nhiều nước lo lắng, đồng thời có nguy cơ cản trở việc hoàn tất quá trình tháo dỡ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm