Khoa học - Công nghệ

Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp là trung tâm để phát triển ngành khoa học công nghệ

DNVN - Trong thời gian tới, Sở Khoa học & Công nghệ (KH-CN) tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao và làm chủ công nghệ, lấy doanh nghiệp (DN) là trung tâm để đẩy mạnh hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Thừa Thiên Huế xét tặng Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ năm 2021 / Thừa Thiên Huế: Công bố Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ năm 2021

Năm 2021, một năm đầy biến động, hứng chịu nhiều thách thức do diễn biến của đại dịch COVID-19, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, luôn đồng hành cùng DN, Sở KH-CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã gặt hái được những thành tích nổi bật và để lại nhiều "dấu ấn" đậm nét.

Ông Hồ Thắng – Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: "Với sứ mệnh luôn đồng hành cùng DN, hỗ trợ về KH-CN để khắc phục những khó khăn hạn chế, nâng cao chất lượng, bứt phá về năng suất nhằm tạo sức cạnh tranh trong thời đại hội nhập Quốc tế, thời gian qua, Sở KH-CNđã tranh thủ mọi nguồn lực tập trung hỗ trợ DN đầu tư đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tổ chức các hội nghị phổ biến, hội thảo khoa học về các chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó nâng cao trình độ hấp thu công nghệ cho các DN".

 Giám đốc Sở KH&CN Hồ Thắng đã biểu dương thành tựu đạt được của tập thể Sở KH&CN trong thời gian qua

Ông Hồ Thắng đã biểu dương thành tựu đạt được của tập thể SởKH-CNtrong thời gian qua

Bên cạnh đó, Sở KH-CN còn hỗ trợ thiết kế, xây dựng bộ chuẩn nhận diện thương hiệu và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm khởi nghiệp; tạo lập, xây dựng và phát triển một số nhãn hiệu tập thể, để đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương như: nước mắm Phú Diên, Chuối Già lùn A Lưới, dưa lưới Phú Lộc, xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tràm Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cùng đó, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và tham mưu UBND tỉnh Quyết định ban hành “Quy định Bộ tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực địa phương và khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế"...

Theo ông Thắng, những năm qua, việc hỗ trợ DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐMST luôn được UBND tỉnh và Sở KH-CN đặc biệt ưu tiên. Trên cơ sở chính sách, kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 đã ban hành, Sở KH-CN đã hỗ trợ 42 DN đổi mới công nghệ nhằm phát triển sản phẩm, kết nối đầu tư.

Một số sản phẩm của các DN được Sở KH-CN hỗ trợ nghiên cứu, phát triển như: “Dự án đổi mới, cải tiến công nghệ sấy dược liệu y học cổ truyền tại Hộ kinh doanh Tôn Thất Thống”; “Dự án đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất và đóng gói sản phẩm tinh dầu tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công Thành” và “Dự án sản xuất thử nghiệm: Sản xuất và hoàn thiện quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo cá Ong bầu” qua đó giúp DN tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể trong sản xuất nấm Sò (Pleurotus ostreatus), Mộc nhĩ (Auricularia polytricha) và Linh chi (Ganoderma lucidum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể trong sản xuất nấm Sò (Pleurotus ostreatus), Mộc nhĩ (Auricularia polytricha) và Linh chi (Ganoderma lucidum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

 

“Bên cạnh đó, trong những năm qua Sở KH-CN đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy giúp cho DN nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường”, ông Thắng chia sẻ.

“Về hoạt động KH-CN trong thời gian tới, Sở KH-CN Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao và làm chủ công nghệ, lấy DN là trung tâm để đẩy mạnh hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo. Đi đầu trong quá trình chuyển đổi số để tiệm cận hơn với Nghị quyết 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu, một trung tâm lớn của cả nước về KH-CN, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đưa KH-CN thực sự trở thành nền tảng của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, ông Hồ Thắng nhấn mạnh.

Hầu Tỷ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm