Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam tạm dừng phóng trước "giờ G"
Vệ tinh của Việt Nam NanoDragon sẽ phóng trước tháng 3/2022 / Vệ tinh made in Vietnam NanoDragon sẽ lên quỹ đạo vào 1/10/2021
Theo tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), vệ tinh NanoDragon sẽ được phóng lên quỹ đạo vào khoảng 7h51 phút sáng 1/10 (giờ Việt Nam) bởi Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Vệ tinh NanoDragon sẽ được phóng bằng tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản. Tham gia phóng cùng vệ tinh của Việt Nam trên tên lửa Epsilon số 5 có tất cả 9 vệ tinh, bao gồm 1 vệ tinh chính nặng khoảng 100kg, 4 vệ tinh lớp micro và 4 vệ tinh lớp cubesat.
Tuy nhiên, khoảng 16 giây trước khi phóng JAXA quyết định tạm dừng để kiểm tra hệ thống. Sau kiểm tra, đã quyết định tạm dừng sự kiện phóng trong ngày 1/10. Nguyên nhân tạm dừng và lịch phóng tiếp theo sẽ được phía Nhật Bản ra thông báo sau.
Vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon của Việt Nam.
Vệ tinh NanoDragon là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020”.
NanoDragon nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm). Toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời độ cao khoảng 560 km. Vệ tinh này được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
OpenAI đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp ChatGPT và nhiều công cụ AI, quyết đấu Google