Khám phá

Khoa học và Công nghệ: Động lực tăng trưởng của doanh nghiệp

Nếu không có một nền tảng công nghệ vững chắc để hình thành các doanh nghiệp mạnh, nền kinh tế Việt Nam khó có thể vượt qua khỏi bẫy thu nhập trung bình và vươn lên phát triển bền vững.

Phát biểu tại Diễn đàn “ Đẳng cấp quốc tế - Lời giải từ sản phẩm Việt”, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Vũ Tiến Lộc nhận định: Nếu không có một nền tảng công nghệ vững chắc để hình thành các doanh nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, nền kinh tế Việt Nam khó có thể vượt qua khỏi bẫy thu nhập trung bình và vươn lên phát triển bền vững.
 

Samsung công bố danh sách 170 loại linh kiện đơn giản như ốc vít, sạc pin, tai nghe… nhưng không một nhà cung cấp nào tại Việt Nam đáp ứng được. (ảnh: internet)


Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2014, Việt Nam đứng thứ 68 trên 144 quốc gia xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu, trong đó mức độ sẵn sàng về công nghệ đứng thứ 99. FDI và chuyển giao công nghệ thứ 93, mức độ hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp thứ 121 và khả năng tiếp cận công nghệ mới chỉ đứng thứ 123/144 quốc gia.

Trước thực trạng trình độ và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Khọa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho rằng: Nguyên nhân trực tiếp là đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tầm nhìn dài hạn, thiếu nhân lực trình độ cao và tiềm lực tài chính để tiến hành đổi mới, nâng cấp công nghệ.

Nguyên nhân sâu xa hơn là do khọa học và công nghệ chưa được xem là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, sự duy trì bao cấp của Nhà nước và độc quyền thực tế của doanh nghiệp nhà nước không tạo động lực đủ mạnh để các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho đổi mới và phát triển công nghệ.

Bộ Khọa học và Công nghệ đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp chính sách đồng bộ nhằm đưa  khọa học và công nghệ trở thành động lực tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam.

Song song với đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, Bộ Khọa học và Công nghệ sẽ phát triển các kênh tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quỹ quốc gia trong lĩnh vực khọa học và công nghệ như Quỹ Phát triển khọa học và công nghệ Quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia…sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến hoặc thay thế công nghệ, thiết bị lạc hậu...

Theo ông Vũ Tiến Lộc, các chính sách của Nhà nước không thể thành công nếu không có sự quyết tâm vào cuộc của các doanh nghiệp - nhân tố trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
 

Thu Hà
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo