Kinh doanh và tiêu dùng

9 nguyên nhân khiến ôtô khó nổ máy

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô tô không thể nổ máy được? Đây là câu hỏi của rất nhiều tài xế đã đặt ra trong quá trình sử dụng chiếc xe của mình.

Top 10 xe SUV 8 chỗ tốt nhất năm 2021: Kia Telluride thứ 2 / Giải mã nguyên nhân Mitsubishi Attrage 'hút khách' tại Việt Nam

Nhiều tài xế đã gặp phải tình trạng khởi động ô tô nhưng không thấy động cơ hoạt động, đôi khi còn nghe thấy những tiếng lách tách phát ra từ bên trong hệ thống.

Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân cơ bản nhất có thể dẫn đến tình trạng ô tô không thể nổ máy.

1. Ắc quy yếu hoặc hỏng

Ắc quy là bộ phận tích điện trên xe ô tô, do vậy điện tích của Ắc quy bị sụt giảm chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến động cơ khiến nó không khởi động được. Sự sụt giảm điện tích này là do khi tắt động cơ nhưng một số thiết bị điện tử khác vẫn phải sử dụng một lượng điện nhỏ để duy trì hoạt động.

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, việc sụt giảm điện tích này không quá nghiêm trọng, một máy phát điện trong quá trình sử dụng xe hàng ngày sẽ nạp lại cho ắc quy. Nhưng với xe không đi thường xuyên thì máy phát điện không có cơ hội làm việc nên không bù được lượng điện năng mất đi của Ắc-quy khiến nó bị yếu điện hoặc hết điện.

ắc quy xe ô tô
Ắc quy là bộ phận tích điện trên xe ô tô, do vậy điện tích của Ắc quy bị sụt giảm chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến động cơ
2. Môi trường kết nối giữa các cực của Ắc quy kém

Việc những chiếc ắc-quy đã bị ăn mòn 2 đầu cực sẽ dẫn đến khả năng dẫn điện kém, ắc quy không thể nạp được điện tích trữ. Điều này dẫn đến tình huống ắc quy bị hết điện và không thể tiếp tục hoạt động.

3. Cần số chưa đặt đúng vị trí

Các bác tài lưu ý, khi đưa chìa khóa vào ổ và xoay và thấy động cơ không khởi động, cùng với đó là đèn trên bảng điều khiển nhấp nháy hoặc không sáng, thì nguyên nhân chính là do chưa đưa cần về đúng vị trí.

Lái xe cần đưa cái cần số về ở vị trí P đối với các hộp số tự động và đạp côn đối với các hộp số sàn. Đối với các dòng xe khởi động bằng nút Start/Stop thì cần đạp thắng.

cần số
Lái xe cần đưa cái cần số về ở vị trí P đối với các hộp số tự động
4. Xe cạn nhiên liệu

Điều này rất đơn giản để hiểu, xe hoạt động thì cần phải có nhiên liệu, nếu bình xăng đã cạn thì đương nhiên xe sẽ không khởi động được.

 

Rất nhiều người cho rằng chạy xe đến cạn nhiên liệu là điều bình thường, tuy nhiên đây là điều vô cùng nguy hiểm vì xăng và lọc xăng sẽ bị ảnh hưởng. Xăng trong bình xe quá cạn thì động cơ sẽ nổ máy nhưng không có hiện tượng đốt cháy nhiên liệu xảy ra nên không thể tiếp tục hoạt động. Do vậy, cần phải đảm bảo luôn có xăng trong bình.

5. Bộ đề bị hỏng (lỗi cơ khí)

Bộ đề bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng động cơ khởi động. Khi mở khóa động cơ không hoạt động nhưng bạn vẫn nghe thấy tiếng lách cách từ bên trong, hay vặn chìa khóa về off, để đèn pha sáng rồi bật lên vị trí Acc/on mà thấy đèn pha mờ đi, điều này có nghĩa là hệ thống đề của xe bạn đang bị lỗi và bạn phải cần đến cơ sở sửa chữa để bảo hành hoặc thay mới.

bộ đề bị hỏng
Bộ đề bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng động cơ khởi động
6. Hỏng bugi

Động cơ có hoạt động được hay không thì cần phải có nhiên liệu, tia lửa điện. Tuy nhiên, tia lửa điện không xuất hiện lỗi thường là do bu-gi. Một chiếc bugi đã quá hạn sẽ làm cho khả năng đánh lửa giảm đáng kể và sẽ không làm động cơ khởi động được.

Do vậy, khi chiếc xe bắt đầu yếu đi hoặc gặp tình trạng khó đề là dấu hiệu cảnh báo việc tài xế nên kiểm tra và thay thế ngay bugi.

 

7. Rơ-le hoặc bơm xăng bị lỗi

Xăng như một chất làm mát cho bơm xăng, nên khi chạy xe ở tốc độ thấp bơm xăng sẽ hút xăng kèm một ít không khí, điều này làm cho bơm xăng bị nóng lên và dễ gây hư hỏng.

>> Xem thêm: ‘Soi’ xe bán tải mạnh nhất thế giới, giá hơn 1,6 tỷ đồng, cạnh tranh với Ford F-150 Raptor

Khắc phục tình trạng này bằng cách trang bị đồng hồ áp suất để theo dõi động cơ trong quá trình nhận liệu có đủ hay không.

bơm xăng
Khi chạy xe ở tốc độ thấp bơm xăng sẽ hút xăng kèm một ít không khí, điều này làm cho bơm xăng bị nóng lên và dễ gây hư hỏng
8. Kim phun nhiên liệu bị tắc
>> Xem thêm: Giá lăn bánh Nissan Navara 2021 vừa trình làng tại Việt Nam: Cao nhất hơn 1 tỷ đồng

Hệ thống hoặc kim phun nhiên liệu bị tắc có thể dẫn đến việc nhiên liệu không xuống được động cơ. Lúc này cũng giống như trường hợp cạn nhiên liệu, động cơ sẽ không thể hoạt động được.

 

Nguyên nhân bị tắc có thể là do bị bụi bẩn hoặc cặn trong đường ống làm cho nhiên liệu bị cản lại và đôi lúc do bộ lọc nhiên liệu hoạt động kém.

>> Xem thêm: Giải mã sức hút của SUV đô thị bán chạy nhất tại Việt Nam

Để khắc phục tình huống này, các bác lái xe cần vệ sinh, bảo dưỡng kim phun nhiên liệu định kỳ.

9. Chìa khóa bị lỗi

Tình trạng lỗi kỹ thuật do chìa khóa không còn quá xa lạ với người dùng. Đôi khi hệ thống nhận diện vân tay giữa chìa khóa và ổ khóa có thể không nhận dạng được, do tay bạn bị ướt hoặc dính mồ hôi. Bạn nên kiểm tra chìa khóa xe và thay pin thường xuyên để tránh gặp bất kỳ rắc rối nào liên quan.

 

>> Xem thêm: Mercedes-AMG G 63 độ với công suất 800 mã lực, giới hạn 10 chiếc

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân hàng đầu khiến động cơ ô tô không hoạt động. Bạn nên kiểm tra sớm nếu thấy các bộ phận trên có bất kỳ vấn đề nào không ổn trước khi gặp phải tình trạng ô tô không nổ máy gây mất thời gian và rắc rối.

Bảng giá xe
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm