Kinh doanh và tiêu dùng

Bảo hiểm xe máy: Bao giờ hết cảnh "dễ mua, khó đòi"?

Để sản phẩm bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy được các chủ các phương tiện tình nguyện tham gia chứ  không chỉ "đối phó" với các cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp bảo hiểm cần đơn giản hơn trong khâu giải quyết các thủ tục bồi thường, xóa bỏ định kiến "bảo hiểm mua dễ khó đòi".

Khi nào người dân được ăn thịt lợn giá rẻ? / Dân Đà Nẵng không chuộng thịt heo nhập, giá tại chợ vẫn neo ở mức rất cao

Nhu cầu mua bảo hiểm tăng đột biến khiến việc vận chuyển giấy chứng nhận cho các đại lý phải "chạy đua" liên tục mà cung vẫn không đủ cầu

Nhu cầu mua bảo hiểm tăng đột biến khiến việc vận chuyển giấy chứng nhận cho các đại lý phải "chạy đua" liên tục mà cung vẫn không đủ cầu

Theo các chuyên gia và luật sư, quy định bắt buộc người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy đã có từ lâu, tuy nhiên do việc tuyên truyền chính sách chưa “đến nơi đến chốn” khiến người dân thờ ơ. Vì vậy khi Cảnh sát Giao thông (CSGT) ra quân kiểm tra giấy tờ, thì người dân mới mua để “đối phó” khi bị kiểm tra.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy "đắt hàng"

Theo tìm hiểu, bảo hiểm xe máy bán dọc các tuyến đường có mức giá phổ biến khoảng 65.000 đồng/năm cho cả xe và người, nếu chọn thời hạn 2 năm là 85.000 đồng. Trường hợp khách chỉ mua bảo hiểm dành cho xe máy là 50.000 đồng/năm và 70.000 đồng/2 năm. Còn mua bảo hiểm cho người mà không mua cho xe giá chỉ có 10.000 đồng/năm và 15.000 đồng/2 năm.

Mức giá này khá phù hợp với tình hình tài chính của đa số người dân, nhưng lâu nay việc mua bảo hiểm xe máy dường như không được người tham gia giao thông quan tâm.

 

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2019, cả nước đã có gần 60 triệu xe mô tô, xe máy, tăng gần 80% so với năm 2011 nhưng, ước tính sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm, chỉ có khoảng 30% chủ xe mô tô xe máy chủ động mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe.

"Trước giờ tôi không để ý, nhưng từ hôm biết tin ra đường không có bảo hiểm xe máy sẽ bị CSGT xử phạt nên tôi gọi điện cho bạn để mua bảo hiểm xe máy. Ngoài xe máy của tôi, xe của anh chị, ba mẹ tôi đều chưa mua bảo hiểm", anh Lê Đình Nam (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết lý do mua bảo hiểm.

Việc mua bảo hiểm xe máy cũng rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, thậm chí người dân có thể mua hộ cho người thân, bạn bè chỉ cần thông tin về chiếc xe muốn mua là nhân viên bảo hiểm sẵn sàng bán bảo hiểm.

Có thể thấy, “nhờ” quy định mới của CSGT, những ngày qua doanh số của các doanh nghiệp bảo hiểm bán bảo hiểm xe máy tăng vọt. Chị Hồ Mai Dung (một nhân viên bán bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội), cho biết ở nơi chị làm, tháng nào cũng nhận từ công ty vài cuốn bảo hiểm xe máy, nhưng ế khách nên cứ mang về rồi để đó, có khi hết tháng lại phải mang trả lại.

Tuy nhiên, nhờ đợt kiểm tra giao thông lần này mà nhóm chị bán hết 200 bảo hiểm xe máy chỉ trong 1 ngày. Để lấy lòng khách hàng, nhiều đại lý bảo hiểm còn tung "chiêu" tặng bảo hiểm xe máy cho khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ.

 

Theo đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, cả nhân viên và đại lý các công ty bảo hiểm đang "ngập đầu" trong các đơn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho chủ xe. Nhu cầu mua bảo hiểm tăng đột biến khiến việc vận chuyển giấy chứng nhận cho các đại lý phải "chạy đua" liên tục mà cung vẫn không đủ cầu.

Cần sự vào cuộc 3 bên

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc CSGT thực hiện tổng kiểm soát giao thông là nhằm nâng cao chất lượng tham gia giao thông, đem lại lợi ích cho người dân chứ không phải là "đánh úp" người dân. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện công bố trước kế hoạch, thì sẽ không có chuyện người dân đổ xô đi mua bảo hiểm như hiện nay.

“Trước khi triển khai chiến dịch cần phải có những điều tra cụ thể xem chúng ta sẽ phải đối mặt với những tình huống nào, bao nhiêu người đã có bảo hiểm, dự kiến sẽ đạt được những tiến bộ gì và xử lý như thế nào? Nên có sự bàn bạc và đánh giá trước với các hiệp hội liên quan và cần phải thông báo công khai với người dân sớm ", ông Doanh nói.

Ngoài ra, cần tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ để người dân hiểu được tác dụng của việc mua bảo hiểm dân sự xe máy từ đó có thể nâng cao nhận thức về ý nghĩa của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện, nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân và xã hội.

 

Dưới góc nhìn của Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty luật Basico thì việc tổng kiểm soát giao thông là đúng luật, đúng yêu cầu nhưng kiểm tra thời điểm này là không hợp lý. Người dân vừa sống sót sau dịch Covid-19, còn bề bộn khó khăn nên việc động thái này có thể sẽ tạo thêm áp lực khó chồng khó đối với người dân.

Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến còn quá kém, dẫn tới việc chỉ có 30% chủ xe mô tô xe máy chủ động mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe. Thậm chí, đa số nhầm lẫn giữa 2 loại tự nguyên và bắt buộc.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, tình trạng một số doanh nghiệp bảo hiểm chưa thực hiện đầy quyền lợi của người mua bảo hiểm, gây khó khăn cho người dân trong việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đền bù quá phức tạp khi có sự cố xảy ra trong thời gian qua cũng khiến người dân e dè không muốn mua.

“Để người dân không còn tâm lý mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy theo kiểu “đối phó” các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần đơn giản hơn trong khâu giải quyết các thủ tục bồi thường để xóa bỏ định kiến "bảo hiểm mua dễ khó đòi"”, một chuyên gia cho hay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm