Kinh doanh và tiêu dùng

Khi nào người dân được ăn thịt lợn giá rẻ?

Theo đại diện Bộ Công Thương, thiếu hụt về nguồn cung là nguyên nhân chính dẫn đến giá thịt lợn cao trong thời gian qua.

Nhộn nhịp mua bán thịt lợn nhập khẩu trên mạng vì giá rẻ / Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng giảm chi tiêu tiền nhãn rỗi

Trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương vào chiều nay, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc giá thịt lợn vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao bất chấp sự vào cuộc của Thủ tướng, các bộ ban ngành nằm ở vấn đề "cung - cầu".

Ảnh minh họa.

"Nguồn cung thiếu là rất rõ. Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNN, so với năm 2018, sản lượng thịt cung cấp cho thị trường trong năm 2019 thiếu hơn 20 - 21%. Bước sang năm 2020, 3 tháng đầu năm nay còn thấp hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Thậm chí nhiều địa phương phản ánh như Bắc Giang cho biết kể cả lợn giống, lợn thịt đều thiếu tới 50%. Đây không chỉ là cá biệt ở một tỉnh thành", ông Hải nhấn mạnh.

Khi nào người dân được ăn thịt lợn giá rẻ? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, hiện có đến 17 - 18 tỉnh thành trên cả nước chưa công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Điều này dẫn đến việc người nông dân chưa yên tâm đầu tư tái đàn.

 

Với những người có nhu cầu tái đàn cũng gặp nhiều khó khăn. Một là họ không còn vốn để tái đầu tư. Thứ hai là con giống rất đắt, có nơi lợn giống lên tới 2-3 triệu đồng/con. Nếu tính toán không cẩn thận, sẽ không hiệu quả khi tái đàn.

"Chính vì vậy thiếu lại càng thiếu", ông Hải khẳng định.

Theo ông Hải, để có thể sớm ổn định lại nguồn cung, biện pháp bền vững nhất là tái đàn. Song biện pháp này không phải một lúc là có thể bù đắp được lượng thiếu. Theo tính toán từ các địa phương, doanh nghiệp là phải hết năm nay, lượng thịt lợn cung cấp ra mới có thể tương đương thời điểm trước khi có dịch.

Khi nào người dân được ăn thịt lợn giá rẻ? - Ảnh 2.

Theo ông Hải, tái đàn là cách thức bền vững nhất để khôi phục sản lượng thịt lợn

Biện pháp thứ 2 là nhập khẩu để bù đắp. Song theo ông Hải, Thủ tướng yêu cầu làm rõ kế hoạch mỗi tháng cần bao nhiêu, cung cấp được bao nhiêu, nhập khẩu được bao nhiêu. Nếu nguồn cung trong nước tăng lên chúng ta phải giảm nhập khẩu đi để bảo vệ người chăn nuôi trong nước.

 

Theo ông Hải, hiện nay thủ tục nhập khẩu thịt lợn rất đơn giản. Các doanh nghiệp không cần qua Bộ Công Thương để làm bất cứ thủ tục nào. Chỉ cần qua duy nhất Bộ NN&PTNT, Cục Thú y, sau đó đến Chi cục thú y vùng để làm giấy phép, cuối cùng mang ra hải quan để làm thủ tục nhập khẩu.

"Cá nhân tôi rất mong muốn, đến cuối năm nay thị trường thịt lợn sẽ quay về được như bình thường đến trước khi có dịch", ông Hải cho biết.

Khi nào người dân được ăn thịt lợn giá rẻ? - Ảnh 3.

Nhiều khả năng đến cuối năm nay, thị trường thịt lợn mới có thể trở lại như trước khi có dịch tả lợn châu Phi

Ngoài ra theo ông Hải, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các siêu thị tổ chức khuyến mại bình ổn bình giá. Tuy nhiên theo ông Hải, phương án này cũng chỉ có mức độ khi doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhận không có lãi, thậm chí bù lỗ một chút. Ông Hải cho biết trước đó Big C đã phải bù lỗ cả 17 tỷ đồng để bình ổn giá thịt lợn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm