Kinh doanh và tiêu dùng

Châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc tối đa 38%: Không phải BYD, đây mới là cái tên dính đòn nặng nhất

Trước đó Mỹ tăng thuế xe điện nhập từ Trung Quốc lên gấp 4 lần, chạm mốc 100%.

Top 10 xe SUV hạng sang qua sử dụng đáng tin cậy nhất: Lexus RX đứng đầu / Haval H6 thế hệ mới ra mắt , giá quy đổi chỉ từ 413 triệu đồng, cạnh tranh mazda CX-5

Châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc tối đa 38%: Không phải BYD, đây mới là cái tên dính đòn nặng nhất- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ủy ban Châu Âu cuối ngày 12/6 cho biết họ đã chính thức thông báo cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc bao gồm BYD, Geely và SAIC về các khoản thuế đối với ô tô chạy bằng pin sẽ được thực hiện kể từ ngày 4/7 tới đây.

>> Xem thêm: Bảng giá xe MINI tháng 6/2024: Cao nhất 2,709 tỷ đồng

EU cho biết mức thuế riêng lẻ khác nhau tùy thuộc vào mức độ hợp tác với cuộc điều tra và sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến SAIC Motor Corp. Công ty nhà nước này sở hữu thương hiệu MG của Anh, với những mẫu xe dành cho thị trường đại chúng như MG4 - một trong số những mẫu xe dẫn đầu cuộc tấn công vào châu Âu. Thuế quan của SAIC dự kiến sẽ tăng thêm 38,1% so với mức thuế 10% hiện tại.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố: “EU đã phớt lờ các quy định của WTO và sự phản đối mạnh mẽ liên tục từ Trung Quốc, đồng thời bỏ qua những lời kêu gọi và can ngăn của chính phủ và ngành công nghiệp của nhiều quốc gia thành viên EU. Chính vì vậy Bắc Kinh sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc”.

>> Xem thêm: Xe hybrid của Toyota có đáng để người dùng chi thêm gần 100 triệu đồng?

 

So với mức thuế cao nhất dành cho SAIC, BYD chịu mức thuế là 17,4% còn Geely – công ty sở hữu Volvo – phải đối mặt với khoản thuế 20%. Trong khi cuộc điều tra nhắm vào xe điện do Trung Quốc sở hữu, các nhà sản xuất ô tô phương Tây bao gồm Tesla, BMW và Renault sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu sang EU cũng phải đối mặt với chi phí cao hơn.

Theo thống kê, gần 1/5 số xe chạy bằng pin bán ở EU vào năm 2023 được sản xuất tại Trung Quốc. Con số đó được dự báo sẽ tăng lên 25% trong năm nay. Trung Quốc đã đe dọa trả đũa trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng không và ô tô. Bắc Kinh cũng đã mở cuộc điều tra về một số loại rượu của châu Âu.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Toyota tháng 6/2024: Toyota Hilux 2024 lên kệ

Động thái của châu Âu được đưa ra khi khối này thực hiện biện pháp chặt chẽ trong việc cố gắng bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của khu vực với hàng triệu việc làm. EU dự định sẽ cấm bán ô tô đốt trong kể từ năm 2035, tuy nhiên gặp rắc rối trong những tháng gần đây sau khi các thị trường như Đức rút trợ cấp cho người tiêu dùng.

 

Các chuyên gia cho biết mức thuế này có thể sẽ làm giảm 1/4 lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tương đương với kim ngạch 4 tỷ USD.

>> Xem thêm: Giá lăn bánh Hyundai Accent 2024 vừa trình làng tại Việt Nam: Thấp nhất hơn 486 triệu đồng

Thủ tướng Đức Olaf Scholz không đồng tình với việc hạn chế buôn bán ô tô với Trung Quốc: "Chúng tôi không đóng cửa thị trường của mình đối với các công ty nước ngoài vì chúng tôi cũng không muốn điều đó xảy ra với các công ty của mình”. Các nhà sản xuất ô tô Đức bao gồm Volkswagen và BMW sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc chiến thương mại khi họ đã bán được tổng cộng 4,6 triệu ô tô tại Trung Quốc vào năm 2022.

Giám đốc điều hành của Tập đoàn Mercedes-Benz AG, Ola Källenius, dẫn đầu kêu gọi mở cửa thị trường. Nhà sản xuất ô tô hạng sang này coi Trung Quốc là thị trường lớn nhất của mình, chiếm 36% tổng lượng giao hàng và đặc biệt dễ bị trả đũa khi họ nhập khẩu tất cả các mẫu xe sedan S-Class và xe limousine Maybach vào Trung Quốc. Đất nước này cũng là thị trường lớn nhất của VW và BMW.

>> Xem thêm: Doanh số Toyota Camry cao hơn tổng lượng xe của các đối thủ

 


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm