Kinh doanh và tiêu dùng

Chứng nhận hàng hiệu sẽ nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn, xu hướng thế giới

Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á với niềm đam mê hàng hiệu của mình không là ngoại lệ. Vì vậy, nhu cầu được xác thực khiến chứng nhận hàng hiệu dần trở thành tiêu chuẩn chung của thị trường này.

Những pha “chặt chém” đến khó tin khiến khách hàng “khóc dở, mếu dở” / “Cơn bão giảm giá” diễn ra tại khắp các cửa hàng dù chưa đến Black Friday

Bùng nổ thị trường bán lại hàng hiệu cao cấp

Đại dịch covid cùng với những khó khăn về kinh tế trước đó khiến thị trường bán lại hàng hiệu cao cấp bùng nổ. Người tiêu dùng vẫn đam mê mua sắm đồ hiệu nhưng phải ngẫm nghĩ nhiều hơn, thắt lưng buộc bụng cho món hàng xa xỉ của mình. Trong khi đó, các món đồ xa xỉ used được bán lại có giá hấp dẫn hơn rất nhiều.

Chứng nhận hàng hiệu sẽ nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn, xu hướng thế giới - 1

Người bán hàng rong ở Ý ngang nhiên bày bán những chiếc túi hàng hiệu fake trên đường phố. Ảnh: Intotheminds

Theo phân tích và khảo sát của BCG, thị trường đồ xa xỉ used trên toàn thế giới trị giá khoảng 21 tỉ Euro và tăng trưởng 8% mỗi năm, nhanh hơn so với toàn ngành công nghiệp hàng xa xỉ. Khu vực châu Âu và châu Á chiếm tỉ trọng khá lớn trong ngành này, Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Tại Trung Quốc, thị trường hàng cao cấp used đã và đang trên đà phát triển. Một báo cáo do Đại học Kinh doanh và Kinh tế quốc tế Trung Quốc phối hợp cùng Isheyipai thực hiện ước tính doanh số bán các sản phẩm xa xỉ used ở Trung Quốc hiện chiếm 5% thị trường hàng xa xỉ cá nhân.

Hơn nữa, một cuộc khảo sát do CBNData thực hiện cho thấy 60% những người được hỏi sinh sau năm 1985 sẽ mua hàng hiệu used vì chúng có giá cạnh tranh hơn.

Ở Việt Nam, thị trường này cũng vô cùng sôi nổi, vì là một trong những nước có nhiều người đam mê đồ cao cấp, nhưng không phải ai cũng đủ hầu bao cho những món hàng mới trị giá mấy ngàn đô la. Tuy nhiên, nhu cầu cao thì tất yếu dẫn đến hệ lụy là hàng giả, thậm chí là siêu giả trà trộn.

Giám đốc Viện Luật Thời trang thuộc Đại học Fordham (New York, Mỹ), bà Susan Scafidi từng cho biết cách đây chục năm, làm gì có chuyện các nhãn hàng của Chanel, Gucci và Prada bày bán trên hè phố. Nhưng hiện tại, với lượng hàng hóa quá nhiều, thật giả lẫn lộn trên các trang mạng trực tuyến, rất khó cho người tiêu dùng có thể nhận ra sự khác biệt giữa hàng thật và hàng giả.

 

Làm sao để phân biệt, tiêu chuẩn chung của thị trường này là gì?

Chứng nhận/xác thực authentic thành công cụ đắc lực chống hàng giả

Theo nhà nghiên cứu Visiongain, năm 2017, các nhà sản xuất tại London đã chi khoảng 6,15 tỉ USD cho công nghệ chống hàng giả, nhưng cuộc chiến ngày càng khốc liệt.

Với sự bùng nổ của thị trường bán lại cao cấp, công nghệ xác thực và phần mềm đang trở thành công cụ thiết yếu cho thị trường bán lại hàng hiệu used. Người tiêu dùng giờ đây không chỉ muốn biết xuất xứ mà họ còn đòi hỏi sự đảm bảo về tính xác thực của món hàng, nhất là một chứng thực từ một công ty thẩm định uy tín.

Chứng nhận hàng hiệu sẽ nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn, xu hướng thế giới - 2
Camera của Entrupy gắn vừa vặn với điện thoại và phóng đại hình ảnh vải/da của chiếc túi, làm cho các tính năng không nhìn thấy bằng mắt trở nên rõ ràng qua hình ảnh thu được, giúp việc thẩm định hàng hiệu được dễ dàng hơn. Ảnh: Jessica Pettway/WSJ

Gần đây, hãng đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng Breitling đã công bố mối quan hệ đối tác mới với công ty nhận dạng kỹ thuật số Arianee để công ty có thể cấp "hộ chiếu kỹ thuật số" cho đồng hồ của mình. Nhưng Breitling không phải là thương hiệu xa xỉ đầu tiên tìm cách chống lại hàng giả và hàng nhái bằng cách tìm đến một đơn vị cung cấp chứng nhận xác thực hàng auth. Trước đó, nhiều công ty và ứng dụng cung cấp xác thực trực tuyến chuyên nghiệp, kết hợp thẩm định từ chuyên gia và máy móc công nghệ đã ra đời và được đón nhận. Chỉ tính riêng công ty Real Authentication của Mỹ, tính đến nay đã đánh giá và xác thực cho hơn 1 triệu món hàng xa xỉ mà khách hàng yêu cầu.

 

Điều đáng chú ý là, chứng nhận xác thực hàng auth hay fake từ các công ty này, được cấp trong vòng từ 1-24 giờ tùy thương hiệu, và được đánh giá bằng kinh nghiệm của chuyên gia trong ngành kết hợp với thiết bị công nghệ thông minh, đem lại kết quả chính xác đến 99,9%.

Theo Đại học Fashionphile, người muốn có chứng chỉ làm chuyên viên thẩm định hàng hiệu phải trải qua quá trình đào tạo rất nghiêm ngặt và cẩn thận. Cụ thể là 5.200 giờ đào tạo để nhận biết 7 thương hiệu; 6.100 giờ để nhận biết 21 thương hiệu, 6.460 giờ để nhận biết trên 32 thương hiệu hoặc hơn. Và bắt buộc có sự hỗ trợ từ các máy móc hiện đại.

Cuộc chơi hàng hiệu cao cấp và cuộc chiến chống hàng giả hàng nhái gần như phát triển song song. Khi người tiêu dùng khắt khe hơn với món hàng mình mua, việc đòi hỏi một chứng nhận xác thực từ các công ty thẩm định uy tín trở thành tiêu chuẩn, thành điều kiện cần và đủ đã nhanh chóng là xu hướng thế giới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm