Kinh doanh và tiêu dùng

Người dùng cẩn trọng 'săn hàng' siêu khuyến mãi

Mùa mua sắm siêu khuyến mãi, giảm giá đã chính thức khởi động, tuy nhiên để không mắc "bẫy" người tiêu dùng phải thận trọng hơn trong việc so sánh giá, chất lượng sản phẩm và bảo mật thông tin.

Nhìn khiếp vía nhưng ăn lạ miệng, tằm lá sắn "cháy" hàng, đắt khách / Những pha “chặt chém” đến khó tin khiến khách hàng “khóc dở, mếu dở”

Ngày hội mua sắm siêu khuyến mãi lớn nhất năm là Black Friday - ngày 27/11 được các thương hiệu đặt kỳ vọng nâng cao doanh thu rất lớn. Bởi vậy, không chờ tới thời điểm chính thức diễn ra lễ hội mua sắm siêu khuyến mãi này, để thu hút người tiêu dùng, nhiều cửa hàng đã triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mãi siêu "khủng" tới hết tháng 11, một số nơi còn tiếp tục sale tới tháng 12. Các nhãn hàng từ thương hiệu thời trang, đồ điện tử, mỹ phẩm... đều đồng loại triển khai các chương trình ưu đãi.

Bùng nổ khuyến mãi

Dễ quan sát nhất phải kể tới các mặt hàng thời trang. Ghi nhận trên các tuyến phố thời trang Xuân Thủy, Cầu Giấy, chùa Bộc tại TP Hà Nội... đã đồng loạt treo biển giảm giá lên tới 50-80%.

sieu-khuyen-mai-4451-1606299335.jpg

Các thương hiệu đồng loạt triển khai nhiềuchương trình siêu khuyến mãi.

Chị Hà, nhân viên một cửa hàng thời trang trên phố Cầu Giấy, chia sẻ, đa phần các mặt hàng đang giảm giá từ 20-70%, thời gian giảm giá kéo dài đến hết ngày 27/11.Để thu hút khách hàng tới mua sắm, cửa hàng nhập thêm về nhiều sản phẩm mới.

Cùng với mặt hàng thời trang, nhiều hệ thống siêu thị điện máy như Mediamart, Nguyễn Kim, Điện Máy Xanh... cũng đã triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi lên tới 50%, đi kèm các quà tặng kèm theo hay chương trình trả góp với lãi suất 0%.

Đồng thời, các trung tâm thương mại lớn, đại siêu thị cũng đã tung siêu khuyến mãi, lần đầu tiên có chương trình giảm giá tới 90% với toàn bộ các ngành hàng thời trang, mỹ phẩm...

Từ cuối tháng 10/2020, các sàn thương mại điện tử đã liên tục tung ra các chiến dịch mua sắm lớn. Cụ thể, sàn thương mại điện tử Tiki có chương trình khuyến mãi giảm giá từ ngày 1- 12/11, với hơn 35 ngành hàng. Còn sàn thương mại điện tử Lazada tung 11 triệu giao dịch giảm giá đến 50%, với tổng giá trị mã giảm lên đến 22 tỷ đồng, kéo dài từ ngày 11/11 đến 12/12.

Khảo sát từ Picodi.com - nền tảng giảm giá toàn cầu kết hợp cùng dữ liệu được lưu trữ của Google về sự quan tâm của người tiêu dùng Việt đối với Black Friday cho thấy, 82% người Việt đã tham gia săn khuyến mãi vào ngày lễ Black Friday năm 2019. Trong đó, 62% người tiêu dùng quyết định mua sắm, săn tìm khuyến mãi vào thứ sáu, nhưng có tới 37% đã mua sắm từ thứ hai đến thứ năm. 28% còn lại săn tìm các ưu đãi đặc biệt vào những cuối tuần sau khi sự kiện Black Friday kết thúc.

 

Theo thống kê của Picodi, trung bình người tiêu dùng Việt Nam đã chi 2,5 triệu đồng vào ngày Black Friday trong năm 2019. Đáng chú ý là nam giới chi tiêu nhiều hơn phụ nữ trong đợt khuyến mãi Black Friday: 2,8 triều đồng so với 2,3 triệu đồng của nữ giới. Đồ điện tử, đồ ăn, giầy dép, điện gia dụng, mỹ phẩm và nước hoa,… là những mặt hàng được ưa chuộng. Chính vì vậy, lễ hội Black Friday 2020 được xem là thời điểm vàng để các thương hiệu, doanh nghiệp kích cầu sức mua.

Cẩn trọng dính bẫy

Không chỉ Black Friday, năm nay cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong mùa mua sắm cao điểm cuối năm. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, chương trình mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday) 2020 với chủ đề "siêu sao siêu sale" cũng sẽ diễn ra từ 0 giờ ngày 4/12 tới 12 giờ ngày 6/12/2020.

Tuy vậy, khi mua sắm khuyến mãi, người tiêu dùng cũng cần thận trọng để không dính bẫy. Chị Minh Anh (Hà Nội), chia sẻ năm ngoái, nhìn thấy một chiếc nồi chiên không dầu được quảng cáo giảm giá tới 50%, chi đã đặt mua ngay. Tuy nhiên, sau đó mới phát hiện mình bị lừa, khi nhiều nơi đang bán chiếc nồi chiên này với giá rẻ hơn cả khi chị mua hàng đã được khuyến mãi. Thực tế, việc nâng mức giá gốc rồi treo biển giảm giá không còn là chiêu trò mới, song đây vẫn là cách thức mà nhiều người bán hàng đang thực hiện.

Không chỉ mua phải mức giá đã giảm mà như chưa giảm. Nếu không cẩn thận khách hàng còn hoa mắt với con số khuyến mãi khủng mà quên đi chất lượng thực sự của sản phẩm, mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng... Đây chỉ là một trong rất nhiều chiêu trò mà người dùng có thể "sập bẫy".

 

Đặc biệt, trong ngày mua sắm lớn, số lượng mặt hàng giảm giá là rất lớn, vì vậy nhiều người dùng sẽ vào các trang web hoặc ứng dụng tổng hợp giảm giá để tìm kiếm. Đây cũng là cơ hội các hacker làm ra các ứng dụng giả mạo, chứa mã độc. Lợi dụng tâm lý người dùng sẵn sàng bỏ qua nguy cơ bảo mật để có giá tốt.

Từ góc độ quản lý nhà nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương cho biết đã tăng cường thanh tra, kiểm tra; nâng cấp hệ thống tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thương mại điện tử, từ đó giảm thiểu tình trạng lợi dụng bán hàng giả, hàng lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm