Kinh doanh và tiêu dùng

Trái chuối Việt Nam bán được giá cao tại thị trường Nhật

Giá trái chuối nhập khẩu bình quân của Nhật Bản từ các thị trường đạt 945,3 USD/tấn, riêng từ Việt Nam ở mức cao hơn, đạt 1.296,1 USD/tấn.

Đậu phụ bốc mùi bên kia biên giới, dân Hà thành nháo nhác tìm mua / Nhìn khiếp vía nhưng ăn lạ miệng, tằm lá sắn "cháy" hàng, đắt khách

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, nhập khẩu trái chuối của Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 806,2 nghìn tấn, trị giá 762 triệu USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá trái chuối nhập khẩu bình quân đạt 945,3 USD/tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

xk-chuoi-sang-Nhat-Ban-6387-1606195198.j

Nhật Bảnnhập khẩu chuối tươi từ Việt Nam với giá cao (Ảnh: Int)

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu trái chuối từ các thị trường như Mexico,Guatemala, Costa Rica,Việt Nam và Đài Loan.Việt Nam là thị trường cung cấp trái chuối lớn thứ 7 cho Nhật Bản, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,4% tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.

Nhật Bản nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam đạt 3,35 nghìn tấn, trị giá 4,3 triệu USD, tăng 92,6% về lượng và tăng 100,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam ở mức cao, đạt 1.296,1 USD/tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong giai đoạn năm 2015 - 2019, tổng trị giá nhập khẩu hàng trái cây mã HS 08 của Nhật Bản đạt trung bình 3,2 tỷ USD/năm, trong đó trái chuối nhập khẩu đạt trung bình 898 triệu USD/năm. Tỷ trọng nhập khẩu trái chuối chiếm tới 27,7% tổng trị giá nhập khẩu trái cây của Nhật Bản.

Anh-chup-Man-hinh-2020-11-24-l-9589-4869

Nhập khẩu trái chuốicủa Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 806,2 nghìn tấn.

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, nhu cầu về mặt hàng nông sản của Nhật Bản ngày càng tăng do tỷ lệ nông nghiệp ngày càng nhỏ đi trong cơ cấu GDP của Nhật Bản. Ngoài ra, do sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả do khác biệt về vùng khí hậu, sở thích của người Nhật Bản đối với hoa quả có vị ngọt và đặc biệt là hiện nay nhận thức của người tiêu dùng với lợi ích sức khỏe nên các chủng loại quả như trái chuối rất được thị trường này ưa chuộng. Đây sẽ là cơ hội để nâng cao thị phần của trái chuối Việt Nam ở thị trường Nhật Bản.

 

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, xuất khẩu hàng rau quả tháng 10 giảm liên tiếp trong 2 tháng qua, sau khi tăng nhẹ trong tháng 8/2020. Trong tháng 10/2020, xuất khẩu hàng rau quả đạt 241,8 triệu USD, giảm 18,2% so với tháng 10/2019. Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả đạt 2,73 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong tháng 10/2020, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 119,2 triệu USD, giảm 33,7% so với tháng 10/2019. Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh đã góp phần dẫn tới sự sụt giảm mạnh hàng rau quả xuất khẩu trong tháng 10/2020, bởi hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy, dù trị giá hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc và Nga trong tháng 10/2020 tăng mạnh nhưng vẫn không bù đắp được mức giảm xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc, do tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này còn thấp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm