Kinh doanh và tiêu dùng

Ford Ranger khan hàng vì thiếu linh kiện, khách đợi giảm trước bạ

Mẫu bán tải Mỹ được Ford Việt Nam thông báo thiếu hụt nguồn cung trong tháng 11 và 12 vì khủng hoảng linh kiện sản xuất.

Ảnh chi tiết Ford Ranger 2022 vừa ra mắt / Top 10 xe điện thể thao tốt nhất năm 2021

Sau tháng 10 đạt doanh số hơn 2.500 xe và là dòng xe bán chạy thứ 2 tại Việt Nam, Ford Ranger đang gặp ít nhiều khó khăn trong tháng 11 khi nguồn cung hạn chế, kết hợp cùng việc người dùng có tâm lý chờ đợi chính sách giảm lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước (CKD).

Một số nơi thiếu xe để giao cho khách

Vừa qua, Ford Việt Nam đã thông báo đến các đơn vị phân phối việc phải cắt giảm sản lượng Ranger trong tháng 11 và 12 do ảnh hưởng từ khủng hoảng linh kiện chip bán dẫn trên phạm vi toàn cầu.

Trao đổi với Zing, Trầm An, tư vấn bán hàng tại đại lý Ford Phú Mỹ ở Xa Lộ Hà Nội (TP Thủ Đức) cho biết từ đầu tháng 11 đến nay lượng xe Ranger bán ra giảm mạnh. Trong vài tuần qua, tính riêng dòng Ford ra thì doanh số của chị An chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn tháng 10, sau khi các tỉnh thành phía Nam bắt đầu nới lỏng giãn cách.

“Nguồn cung của Ford Ranger trong tháng này bị thiếu hụt, cả đại lý chỉ có sẵn một ít xe để chờ bàn giao cho khách đã thanh toán từ trước. Bây giờ ai đặt Ranger thì tôi phải hẹn giao xe sau khoảng 2 tuần, lâu gấp đôi so với tháng trước khi chỉ cần xuống tiền là có thể nhận xe ngay trong tuần”, chị An nói.

Ford Ranger ban cham anh 1

Các phiên bản Ford Ranger tại TP.HCM rơi vào tình trạng khan hàng trong tháng 11. Ảnh: Trầm An.

Trong khi đó, một nam nhân viên kinh doanh Ford khác tại TP.HCM cho biết trong tháng này showroom của anh gặp khó khăn khi không đủ xe Ranger để giao cho khách.

Điều này khiến anh không thể hoàn tất 2 hợp đồng bán Ranger bản XLS như dự định, thay vào đó là phải khất hẹn và mong khách hàng thông cảm chờ thêm đến khi có xe về đại lý.

Tuy nhiên, tình trạng khan hàng của Ford Ranger có phần cục bộ và khác biệt tùy theo khu vực. Tại Hà Nội, một tư vấn bán hàng của showroom Ford ở quận Thanh Xuân cho biết Ranger có xe để giao ngay.

Trong khi đó, khi liên hệ với đại lý Ford tại Đà Nẵng, đại diện kinh doanh ở đây chia sẻ rằng vẫn còn một số model XLS hoặc Limited nhưng bị hạn chế về màu sắc. Đại lý không nhập sẵn nhiều xe mà tùy theo nhu cầu của khách để đặt hàng từ nhà máy.

 

Ít khuyến mại trong khi khách chờ giảm trước bạ

Được chuyển sang sản xuất trong nước từ giữa năm nay, Ranger là cái tên duy nhất trong phân khúc bán tải có thể được giảm phí trước bạ cho xe CKD trong thời gian tới. Trong khi đó, các đối thủ của Ranger đều là xe nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm Toyota Hilux, Mitsubishi Triton, Nissan Navara, Mazda BT-50 và Isuzu D-max

Điều này khiến Ford Ranger đang rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi kẹt giữa tâm lý của người dùng muốn chờ đợi chính sách ưu đãi phí trước bạ từ Chính phủ.

Ford Ranger ban cham anh 2

Là xe CKD, Ford Ranger vẫn có mức giá thuộc diện cao nhất phân khúc bán tải. Ảnh: Toàn Thiện.

Anh Quốc Hoàng (Đà Nẵng) cho biết mình dự định mua Ranger nhưng còn lưỡng lự vấn đề giảm trước bạ. Khi liên hệ sale, anh được tư vấn nên đặt cọc trước 20 triệu đồng để đại lý đưa xe về đúng theo phiên bản và màu sắc lựa chọn, sau đó chờ khi chính sách ưu đãi trước bạ được áp dụng thì mới đi đăng ký ra biển số.

 

Còn tại TP.HCM, chị Trầm An chia sẻ rằng thời gian qua có không ít khách hàng cân nhắc mua Ranger quan tâm đến thời điểm xe CKD được giảm lệ phí đăng ký, ít nhiều khiến tình hình kinh doanh của mẫu pickup này gặp trắc trở.

>> Xem thêm: THACO ưu đãi lên tới 65 triệu đồng cho khách hàng mua xe Kia

Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch kinh doanh của các đại lý Ford trong quý IV khi mà Ranger đang là sản phẩm bán tốt nhất của hãng xe Mỹ. Tính đến hết tháng 10, Ranger có doanh số tích lũy gần 12.400 xe chiếm khoảng 68% tổng lượng xe bán ra của Ford Việt Nam.

Dù vậy, khảo sát ở các tỉnh thành, các đại lý Ford áp dụng mức ưu đãi không đáng kể cho Ranger.

>> Xem thêm: Mitsubishi Triton Athlete ra mắt tại Việt Nam, giá từ 760 triệu, cạnh tranh với Ford Ranger

 

Tại TP.HCM và Hà Nội, các phiên bản Ranger được bán đúng giá niêm yết (616-925 triệu đồng), đi kèm đó là quà tặng phụ kiện. Trong khi đó, một vài nơi ở khu vực miền Trung, Ford Ranger được giảm giá 10 triệu đồng nhưng không bao gồm các khuyến mại khác.

Thực tế, hầu hết dòng bán tải khác trên thị trường hiện cũng không có chương trình ưu đãi lớn, ngoại trừ Mazda BT-50 (659-849 triệu đồng) được giảm 100% phí trước bạ, tương đương 38-50 triệu đồng.

>> Xem thêm: Bảng giá ôtô VinFast tháng 11/2021: VF e34 lên kệ

Tuy nhiên, trong bối cảnh Ranger gần như phải “án binh bất động”, các đối thủ Nhật Bản còn lại có thể ít nhiều được hưởng lợi ở giai đoạn này khi có giá bán cạnh tranh hơn dòng pickup Mỹ.

Chẳng hạn Toyota Hilux (628-913 triệu đồng), Mitsubishi Triton (630-865 triệu đồng), Nissan Navara (748-945 triệu đồng) và Isuzu D-max (630-850 triệu đồng).

 

>> Xem thêm: Bảng giá xe Toyota tháng 11/2021: Thêm 3 sản phẩm mới, 3 mẫu xe được ưu đãi

Một số khách hàng lo ngại Ford Ranger sẽ được điều chỉnh tăng giá do thiếu nguồn cung cũng như nhu cầu từ khách hàng tăng cao sau khi giảm phí trước bạ. Tuy nhiên điều này chưa xảy ra, ít nhất cho tới khi phí trước bạ chính thức được điều chỉnh giảm bởi chính sách.

Bảng giá xe
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm