Giá lợn, gà 'chạm đáy' vì tắc nghẽn đầu ra
Nông dân làng hoa Sa Đéc điêu đứng vì dịch COVID-19 / Tiểu thương ở Hà Nội tự làm tấm chắn giãn cách phòng dịch
Khảo sát thị trường lợn hơi ngày 26/7 cho thấy, giá lợn hơi đang được thu mua ở mức rất thấp, trong khoảng 51.000 - 60.000 đồng/kg. Nhiều tỉnh, thành phố có mức giá thu mua lợn hơi thấp như tại Hà Nam, TP. Hà Nội có giá 55.000 đồng/kg.
Đứt gãy chuỗi cung ứng
Ở miền Bắc, tại các địa phương như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, giá lợn hơi được thu mua ở mức 57.000 đồng/kg. Tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Giang, Hưng Yên, Tuyên Quang, giá lợn hơi ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá gà rớt mạnh, người chăn nuôi lỗ vốn nặng nề. |
Trong khi đó, ở miền Nam, giá lợn hơi tại tỉnh An Giang giảm xuống 52.000 đồng/kg. Tại "thủ phủ chăn nuôi" Đồng Nai, giá lợn hơi chỉ còn 51.000 đồng/kg...Còn tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Sóc Trăng, giá lợn hơi ở mức thấp: 52.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Hữu Thắng, chủ trại lợn Hoa Phượng (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), tình hình tiêu thụ khó khăn, giá lợn hơi xuất chuồng giảm mạnh khiến nhiều người chăn nuôi thua lỗ. Với giá bán hiện nay, gia đình ông đang lỗ khoảng 1 triệu đồng/con lợn thịt.
Cùng với đó, giá gia cầm cũng đang ở mức rất thấp, giá gà lông trắng xuống 10.000 đồng/kg. Bộ NN&PTNT lo ngại dư thừa nguồn cung đối với gà lông trắng, chim bồ câu trong thời gian tới.
Theo ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, giá gà có thể còn xuống thấp nữa do không tiêu thụ được. Nguyên nhân là khâu sơ chế gia cầm đã bị đứt gãy khi các lò giết mổ ngừng hoạt động hoặc giảm công suất.
Ông Lê Phương Hải, chủ một trại chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Đồng Nai cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên gà công nghiệp không thể xuất chuồng được, "nằm cả đống kẹt cứng". Nguồn cung thịt dồi dào nhưng đầu ra không ai mua vì khâu giết mổ đã bị đứt gãy.
Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai chia sẻ, hiện người chăn nuôi gà lông trắng đang chấp nhận chịu lỗ và lượng tiêu thụ gia cầm toàn tỉnh giảm. Để giải quyết tình trạng trước mắt, các bên liên quan đang kêu gọi chợ đầu mối, chợ truyền thống mở lại hoặc thực hiện kênh phân phối trực tiếp. Song song với đó, tìm giải pháp trữ hàng ở các kho lạnh hoặc mở rộng các thị trường khác.
Cần duy trì hoạt động cơ sở giết mổ
Theo ông Dương Tất Thắng, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nguyên nhân khiến giá lợn hơi, gà lông trắng giảm là do số lượng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tạm ngừng hoạt động rất nhiều. Việc duy trì cơ sở giết mổ là hết sức quan trọng trong việc kết nối cung cầu, toàn bộ trâu bò, lợn, gia cầm, thuỷ sản muốn đến tay người tiêu dùng thì phải qua khâu này.
"Việc tạm ngừng nhiều cơ sở giết mổ sản phẩm chăn nuôi là do các cơ sở có người nhiễm COVID-19 hoặc nằm trong khu vực bị phong tỏa, không đáp ứng yêu cầu vừa sản xuất vừa chống dịch theo phương án "3 tại chỗ", lãnh đạo Cục Chăn nuôi thông tin.
Trước tình hình này, ông Thắng cho biết, Tổ công tác đặc biệt về kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xét nghiệm COVID-19, duy trì hoạt động của các cơ sở.
Mặt khác, giá lợn hơi và gà lông trắng giảm sâu là do tình hình dịch bệnh nên nhu cầu tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ giảm. Bên cạnh đó, công xưởng đóng cửa dẫn đến bếp ăn cho công nhân không hoạt động; các chuỗi đồ ăn nhanh như KFC, McDonald’s đóng cửa khiến nguồn tiêu thụ sản phẩm gà công nghiệp khép lại. Đồng thời, việc vận chuyển lưu thông gia súc, gia cầm bị siết chặt ở các địa phương, khiến cho nơi thiếu - nơi thừa, nên giá gia súc, gia cầm bị tác động nghiêm trọng.
Vì thế, lãnh đạo Cục Chăn nuôiđề nghị các địa phương, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh cho mở chợ đầu mối, chợ truyền thống, điểm tập kết hàng nhằm cung cấp thực phẩm cho người dân. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất cho phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm lưu thông; tăng cường cập nhật cung - cầu để điều tiết thị trường.Về lâu dài, cần sản xuất theo chuỗi, lấy liên kết làm trung tâm.
Về phần mình, Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ duy trì hoạt động của các cơ sở cung ứng, giết mổ sản phẩm chăn nuôi. Việc này rất quan trọng để đảm bảo tiêu dùng hàng hoá cho nông dân. Theo đó, Bộ sẽ hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi lớn như C.P, Masan để chuẩn bị phương án giết mổ gia súc, gia cầm trong bối cảnh nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tạm dừng hoạt động, từ đó giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
Trong tuần này, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức 2 hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm theo phương thức online, để đưa sản phẩm ra phân phối ở miền Trung và miền Bắc. Trong đó, dự kiến chiều thứ Bảy tuần này sẽ tổ chức diễn đàn kết nối cung cầu với sản phẩm thịt, trứng gà, thuỷ sản. Điểm cầu là các HTX, đầu mối cung ứng sẽ giới thiệu sản phẩm, địa chỉ để thực hiện giao dịch qua sàn thương mại điện tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Honda ra mắt ‘xe ga quốc dân’ 125cc mới giá 28 triệu đồng đẹp lấn át LEAD, có màn TFT xịn hơn Vision
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
Sedan hạng B đua khuyến mại cuối năm: Hyundai Accent, Honda City... cùng chạm đáy - có mẫu chỉ 419 triệu đồng
Mẫu Galaxy 5G "kín tiếng" nhưng cấu hình ổn trong tầm giá 5 triệu: Thiết kế thanh tú, camera 50MP