Tôm cua Alaska giá đang "bèo", chủ nhà hàng lớn vẫn "lắc đầu" không bán
Nguồn cung thịt lợn vẫn bị thiếu hụt / Giá thịt lợn cao, người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm thay thế
Ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu tiêu thụ tôm Alaska, cua King Crab (cua Hoàng đế) giảm mạnh khiến giá giảm rất “sâu”. Tại một nhà hàng hải sản ở Hà Nội, cuối năm ngoái, tôm hùm Alaska có giá khoảng 1,2 triệu đồng/kg với tôm size trên 1 kg, thì nay chỉ còn khoảng 900.000 đồng/kg. Còn cua King Crab trước có giá 2,2 triệu đồng/kg nay chỉ còn 1,75 triệu đồng/kg.
Ảnh minh họa
Theo lý giải của chủ một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các loại hải sản cao cấp từ nước ngoài về, thị trường Trung Quốc tiêu thụ 50% lượng hải sản trên toàn thế giới nên nước này đóng cửa vì dịch Covid-19 thì giá toàn bộ mặt hàng hải sản đều giảm.
Trước đây, giá cua King Crab công ty này cung cấp ra thị trường là 1,9 triệu đồng/kg thì nay chỉ còn 1,5 triệu đồng/kg. Giá tôm Alaska 1,25 triệu đồng/kg chỉ còn 850.000 đồng/kg.
Giá rẻ là thế, nhưng theo anh Mạnh, một dân buôn hải sản nhập khẩu có tiếng ở Hạ Long (Quảng Ninh), nếu các nhà hàng muốn giữ uy tín với khách thì không nên kinh doanh tôm Alaska và cua King Crab thời điểm này.
Cua King Grab hiện đang có giá khoảng 1,75 triệu đồng/kg.
“Bởi dù sao, đây cũng là mặt hàng có giá trị, người có điều kiện mới thưởng thức các món ăn đắt tiền này nên chất lượng kém hơn sẽ khiến các 'thượng đế' không hài lòng”, anh Mạnh nói.
Chất lượng kém theo anh Mạnh là bởi, mùa này không có cua King Crab đỏ mà chỉ có cua xanh. Loại cua này ăn hơi óp, không được chắc như cua đỏ. Tương tự tôm Alaska cũng vậy.
Theo anh Mạnh, hiện đang là mùa đẻ trứng, nên tôm và cua sẽ không chắc và ngọt. Thông thường phải đến tháng 7 thì tôm, cua mới ngon.
“Nhà hàng của tôi không kinh doanh mặt hàng tôm Alaska và cua King vào mùa này vì sợ mất uy tín. Trước đây, vào mùa này, 80% khách đều phản ánh tình trạng hàng không được chất lượng dù vẫn tươi sống”, anh Mạnh cho hay.
Một đơn vị kinh doanh hàng hải sản nhập khẩu tại Hà Nội cũng sẵn sàng giảm 100 nghìn đồng/kg cho các loại cua xanh và tôm Alaska nếu lấy nhiều. Chủ hàng này cũng chia sẻ, hàng xanh không được ngọt và chắc bằng hàng đỏ.
Hải sản nhập khẩu là mặt hàng có giá trị, do đó chỉ cần hàng không chất lượng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của nhà hàng
Anh Hải Huy, chủ một nhà hàng hải sản ở Quảng Ninh cũng không dám nhập 2 loại hải sản sang chảnh mùa này. Vì theo anh Huy, khách tại quán đều là khách sành ăn, bỏ ra vài triệu đồng cho một con tôm hay cua mà không được ưng ý thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới uy tín.
Nhà hàng hạn chế, nhưng việc bán online tôm Alaska và cua King lại rất đắt khách. Tại một đầu mối hải sản online tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), giá bán lẻ cua King là 1,750 triệu đồng/kg, tôm Alaska là 950 nghìn đồng/kg. Thế nhưng khách muốn đặt ăn ngay cũng không có hàng sẵn. Chủ hàng báo, phải cuối tháng mới có hàng về và giá bán cũng phải tuỳ theo chuyến mới có thể báo lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
‘Vua côn tay’ 165cc mới giá 33,5 triệu đồng chính thức ra mắt: Tuyên chiến Honda Winner X và Exciter
Giá xe Honda SH Mode 2025 cuối tháng 1/2025 rẻ không tưởng, đại lý giảm giá 'sập sàn' đón Tết
iPhone 16 Plus màn to pin trâu hạ giá cận Tết, AI thông minh so kè Galaxy S25 Plus
Honda sắp ra mắt ‘huyền thoại côn tay’ mới chất hơn Winner X: Trang bị át vía Excier, giá dự kiến rẻ
Bảng giá iPhone 13 trước Tết: iPhone 13 rẻ như rau, iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max giảm thủng sàn
Chiến binh nhiếp ảnh OPPO Reno12 Pro giá giảm mạnh cuối tháng 1, diện mạo bắt mắt vượt mặt cả iPhone 16 lẫn Galaxy S25