Kinh doanh và tiêu dùng

Kích cầu sức mua nội địa, hàng Việt có thể nắm 'Át chủ bài'?

Nhiều chương trình kích cầu sức mua hậu Covid-19 được triển khai, nhưng hàng Việt cần làm gì để tạo được lợi thế cạnh tranh hơn hàng ngoại vẫn đang là câu trả lời không dễ với các doanh nghiệp.

Tiêu thụ điện cao kỷ lục, EVN cảnh báo sự cố hư hỏng nguồn điện / Nhiều trái ngon của Việt Nam lọt "mắt xanh" của người tiêu dùng ngoại

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây bất lợi tới hoạt động xuất khẩu, Công ty Ca cao Đồng Nai xác định thị trường trong nước là trọng điểm cần phải phát triển hơn.

Không dễ trên "sân nhà"

Tổng giám đốc Trần Việt Cường cho biết,Công ty Ca cao Đồng Naiđặt mục tiêu doanh thu từ thị trường nội địa năm 2020 sẽ tăng trưởng khoảng 30%. Hiện, doanh nghiệp (DN) đang đẩy mạnh phân phối ở kênh siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ, trưng bày quầy kệ trong quán cà phê, bán online...

Khuyến mãi chưa phải là giải pháp đủ để doanh nghiệp hấp dẫn người tiêu dùng trong nước

Khuyến mãi chưa phải là giải pháp đủ để doanh nghiệp hấp dẫn người tiêu dùng trong nước

Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội vì Covid-19, Công ty đã đẩy mạnh bán hàng online. Để tạo được niềm tin với khách hàng, DN làm truyền thông trên mạng xã hội, kênh Youtube giúp khách hàng nhìn thấy nhà xưởng sản xuất, vườn ca cao của mình.

Tuy vậy, chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh, Tổng giám đốc Ca cao Đồng Nai cho rằng con đường đưa hàng Việt chinh phục người tiêu dùng trong nước không hề dễ dàng. Người tiêu dùng trong nước đang tiêu dùng thông minh hơn, muốn sử dụng sản phẩm sạch hơn.

"Chúng ta hô hào người Việt dùng hàng Việt, yêu dân tộc dùng hàng Việt để tăng GDP cho nước mình thay vì tăng GDP cho nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng cứ bắt họ ủng hộ dân tộc mà lại cho họ ăn thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, DN phải thay đổi tư duy là sản phẩm ngon phải dành phục vụ ở thị trường trong nước, từ đó giúp nâng tầm hàng Việt lên", ông Cường nói.

Với riêng mặt hàng ca cao, ông Cường cho biết, trên thế giới, ca cao là vua của các loại hạt, "thức ăn của các vị thần", nhưng ở Việt Nam, nhiều người tiêu dùng lại không biết tới. Vì vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ DN truyền thông những sản phẩm chủ lực của Việt Nam hơn nữa, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Mặt khác, DN cần đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, khẳng định được chất lượng hàng hóa với người tiêu dùng trong nước.

 

Trong khi đó, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty May 10, cho biết DN này đang sở hữu hệ thống phân phối 200 cửa hàng ở thị trường nội địa, kênh bán hàng online riêng cũng như bán trên một số sàn thương mại điện tử. May 10 mong muốn đẩy mạnh phân phối các sản phẩm của mình ở thị trường nội địa.

Tuy nhiên, ông Việt cũng cho hay, dung lượng thị trường nội địa không lớn, chưa kể thói quen, sở thích của người tiêu dùng trong nước khác với cách làm hàng xuất khẩu. Bởi vậy, việc phát triển thị trường trong nước với DN không phải là câu chuyện ngày một ngày hai là xong.

Khuyến mãi không phải là tất cả

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung 6 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.380,8 nghìn tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, đây là mức suy giảm rất đáng lo ngại. Bởi vậy, để kích cầu tiêu dùng trong nước, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức Tháng khuyến mãi tập trung bắt đầu từ ngày 1 - 31/7/2020.

 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, điểm mới và khác biệt của Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020 là các DN được áp dụng mức khuyến mãi cho khách hàng lên tới 100% thay vì tối đa chỉ là 50% như theo quy định.

Theo bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, thị trường Việt Nam cũng là một thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khuyến mãi. 56% doanh thu được tạo ra từ chương trình khuyến mãi, nhưng hiệu quả từ khuyến mãi chỉ có 29%.

"Trong số 100 đồng doanh thu được tạo ra nhờ chạy khuyến mãi, DN chỉ thu về 29 đồng, con số này rất thấp so với mặt bằng chung của toàn cầu là 50%", bà bà Louise Hawley giải thích.

Vì vậy, đại diện Nielsen Việt Nam cho rằng đã đến lúc DN nên khuyến khích những người đã từng mua sản phẩm của mình, thay vì ồ ạt triển khai các chương trình khuyến mãi.

Theo đó, các DN nên tối ưu hóa danh mục sản phẩm. "Chúng ta có rất nhiều cơ hội để đổi mới thông qua những sản phẩm mới với những lợi ích cụ thể, tìm hiểu về những kích cỡ bao bì mới ở những mức giá khác nhau để phù hợp với nhu cầu mới của người tiêu dùng", đại diện Nielsen gợi ý.

 

Mặt khác, DN cần biết rằng dịch Covid-19 đã tạo nên sự chuyển biến trong kênh bán hàng hiện đại và thương mại điện tử. Tuy nhiên, kênh bán hàng truyền thống chiếm tỷ trọng 85% vẫn là kênh quan trọng không thể lơ là.

Vì vậy, Nielsen cho rằng việc xác định những cửa hàng trọng điểm hàng đầu là cách để có thể tối ưu hóa cơ hội của DN. Thêm vào đó, đã có một sự thay đổi đáng kể về tốp những cửa hàng mang lại hiệu suất cao nhất (còn gọi là "cửa hàng vàng") từ ngay trước khi xảy ra dịch Covid-19, nên việc cập nhật những thông tin mới nhất để điều chỉnh chiến lược kinh doanh cũng là việc vô cùng quan trọng.

Đặc biệt, các chuyên gia bán lẻ nhìn nhận, hiện nay, trong tiêu thụ sản phẩm, chuỗi liên kết tiêu thụ hàng Việt giữa DN sản xuất và kênh phân phối, hệ thống bán lẻ còn khá lỏng lẻo. Trong khi đó, sự liên kết giữa việc sản xuất đến phân phối là vô cùng quan trọng giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Do vậy, các DN cần phải kết nối mật thiết với kênh phân phối, mở rộng kênh phân phối ở trong nước để nỗ lực giành lấy thị phần, nâng cao sức cạnh tranh trên "sân nhà".

2/3 người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho sản phẩm chất lượng

 

Theo Nielsen Việt Nam, Việt Nam đang ở giai đoạn phục hồi. "Điều đó không có nghĩa là mọi thứ sẽ trở lại giống như trước đây, mà chúng ta sẽ bước vào một cuộc sống bình thường mới. Những gì chúng ta có thể thấy là nhiều thay đổi trong hành vi tiêu dùng sẽ tiếp diễn. Điều quan trọng nhất là các DNhiểu những thay đổi đó là gì, những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng là gì và do đó DN có thể thấu hiểu và thích nghi với những điều đó".

Nielsen đã tiến hànhmột cuộc khảo sát với người tiêu dùng trước đại dịch Covid-19 vàthấy rằng gần 2/3 người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng, sức khỏe và an toàn. Điều đó vượt xa mức trung bình toàn cầu là 49%. Vì vậy, sau đại dịch, vấn đề chất lượng và an toàn càng được đặt lên hàng đầu..

Theo bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, tất cả những điều đó không những có tác động rất lớn đến cách mà DN đổi mới các dịch vụ và sản phẩm mới, mà còn cả cách giao tiếp với người tiêu dùng (bao gồm cả việc tiếp thị, đóng gói sản phẩm và trưng bày trên quầy kệ).

"Thấu hiểusẽ giúpnhiều người tiêu dùng ra quyết định mua hàng của mình rất nhanh ngay tại điểm bán", bàLouise Hawleynói.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm