Mùa COVID-19: Trà sữa “soán ngôi” cơm
Tưởng thứ vứt đi, nào ngờ đốt hoá than bán lấy tiền triệu / Cua đồng, cua biển "cháy hàng" trong ngày nắng như "đổ lửa"
Theo khảo sát trước COVID-19, cơm là món ăn được đặt nhiều nhất trên nền tảng GrabFood. Trà sữa xếp thứ 2 trong danh sách, tiếp tục là thức uống yêu thích của người trẻ tuổi và dân văn phòng. Xếp ngay sau trà sữa là bún, mì, thức ăn nhanh, trà, cà phê… vốn là những món ăn quen thuộc, phổ biến với mọi người.
Với việc học sinh tạm rời trường học, nhân viên văn phòng tạm rời công sở, trà sữa đã "bứt phá" trở thành lựa chọn số 1. Cơm rơi xuống vị trí số 2, trong khi các món ăn khác vẫn giữ nguyên thứ tự.
Trước COVID-19
1. Cơm
2. Trà sữa
3. Bún & Mì
4. Thức ăn nhanh
5. Trà, cà phê, nước ép
Sau COVID-19
1. Trà sữa
2. Cơm
3. Bún & Mì
4. Thức ăn nhanh
5. Trà, cà phê, nước ép
Dữ liệu cũng cho thấy trong dịch COVID-19, người dùng Việt có vẻ thích ăn ngọt hơn hẳn trước đó. Số lượng đơn hàng các món tráng miệng trong dịch COVID-19 tăng đến 52% so với thời điểm trước khi có dịch, và đây cũng là mức tăng cao nhất trong số các nước Đông Nam Á!
Nhu cầu nhờ "đi siêu thị hộ" tăng vọt mùa dịch
Theo thống kê, số lượng đơn hàng "đi siêu thị hộ" qua dịch vụ Grab Mart đã tăng đến 91% chỉ sau 1 tuần triển khai. Dữ liệu trên hệ thống ghi nhận ngày 31/3 là ngày đạt số lượng đơn hàng cao kỷ lục, ngay trước thời điểm thực hiện cách ly toàn xã hội.
Nhu cầu nhờ đi siêu thị hộ tăng vọt mùa dịch
Người dùng có xu hướng nhờ "đi siêu thị hộ" nhiều hơn vào giữa tuần và cuối tuần. Cụ thể, số lượng đơn hàng tăng đột biến vào lúc 16h chiều thứ 3, lúc 10h sáng thứ 7 và 15h chiều thứ 7. Đây có thể là những thời điểm người dùng bổ sung thực phẩm giữa tuần; hoặc chuẩn bị nấu nướng cuối tuần cho cả gia đình và dự trữ thực phẩm cho tuần kế tiếp.
Top 5 mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất cũng là những thực phẩm quen thuộc hằng ngày của đại đa số người tiêu dùng Việt:
1. Sữa
2. Mì ăn liền
3. Sữa đậu nành
4. Nước soda
5. Xúc xích heo
Thói quen sử dụng tiền mặt đang thay đổi mạnh mẽ
Theo dữ liệu của ví điện tử Moca, số người dùng lần đầu tiên thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab vào tháng 03/2020 đã tăng đến 22,5% so với tháng trước đó.
Tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trên toàn bộ nền tảng chiếm đến 43%. Đặc biệt, riêng với dịch vụ dịch vụ đi siêu thị hộ, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt chiếm đến 70%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau 4 năm lăn bánh, Mitsubishi Outlander 2020 lên sàn xe cũ với giá ngỡ ngàng
‘Chuyên cơ mặt đất’ siêu sang, giá gần 1,4 tỷ đồng, sẵn sàng ‘ăn thua đủ’ với Toyota Alphard
Bảng giá xe Kia tháng 11/2024: Giảm giá hấp dẫn
‘Kẻ hạ sát’ Honda CBR650R trình làng với loạt trang bị nổi bật, giá 202 triệu đồng
Giá lăn bánh Honda City đầu tháng 11/2024 kèm ưu đãi hấp dẫn, hạ gục Toyota Vios và Hyundai Accent
‘Vua côn tay’ 250cc mới giá chỉ 60 triệu đồng ra mắt: 'Khắc tinh' của Honda Winner X và Exciter đã tới