Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng giảm chi tiêu tiền nhãn rỗi
Tưởng thứ vứt đi, nào ngờ đốt hoá than bán lấy tiền triệu / Khó khăn tiêu dùng cản trở trực tiếp đến nhập khẩu thịt lợn, có thể cuối năm giá thịt mới bình ổn trở lại
Nielsen vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam quý I/2020.
Báo cáo cho hay,với chỉ số niềm tin người tiêu dùng là 126 điểm phần trăm (pp), Việt Nam tiếp tục xếp hạng thứ 4 trên toàn cầu vì có người tiêu dùng tích cực nhất, đứng sau Ấn Độ, Philippines và Indonesia, với số điểm lần lượt là 140, 128 và 127.
Cụ thể, so với quý cuối năm 2019, niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn ổn định với mức tăng 1 điểm, từ 125 lên 126. Lý do chính của việc tăng nhẹ này là sự lạc quan của người tiêu dùng về triển vọng công việc được cải thiện (+2pp), trong khi sự lạc quan về tài chính cá nhân và chi tiêu vẫn ổn định (tương ứng +0pp và -1pp). Tuy nhiên, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng giảm so với cùng quý năm ngoái (-3pp), phần lớn có thể dự đoán trước do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng giảm chi tiêu tiền nhãn rỗi.Vào quý đầu của năm 2020, người tiêu dùng Việt Nam đã có xu hướng giảm đáng kể trong việc chi tiêu tiền nhàn rỗi. Người Việt Nam thừa nhận rằng họ đã chi tiêu ít hơn cho tiết kiệm (-4%), quần áo mới (-9%), du lịch (-5%), nâng cấp/trang trí nhà cửa (-4%), giải trí bên ngoài (-9%) và sản phẩm công nghệ mới (-6%).
“Covid-19 đã làm gián đoạn cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới bao gồm cả người Việt Nam và đang làm thay đổi thái độ, hành vi và mong muốn của người tiêu dùng một cách chóng mặt. Những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh này như giảm thiểu liên lạc, từ hạn chế tương tác xã hội đến cách ly bắt buộc và đóng cửa một số hệ thống cửa hàng nhất định đã cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng vì ngày càng có nhiều hơn số người dành thời gian ở nhà, đồng nghĩa với việc họ sẽ dành ít tiền và thời gian cho bên ngoài hơn trong suốt quý, tránh các tụ điểm giải trí như rạp phim, quán bar, nhà hàng và bất cứ hình thức du lịch nào”, bàLouiseHawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Namnhấn mạnh.
Vào quý này, các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp vượt qua giải trí bên ngoài để tiến đến vị trí thứ 5 trong top 7 khoản sử dụng tiền nhàn rỗi của người tiêu dùng. Mặc dù có một sự giảm nhẹ so với quý trước, Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ cao nhất số người dùng chọn sử dụng tiền nhàn rỗi cho các gói bảo hiểm cao cấp với 38%.
“Người Việt Nam vẫn luôn lạc quan. Trong khi chỉ 5% nói rằng họ không lo sợ dịch bệnh, gần một nửa số người được hỏi tin rằng tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài từ 2 - 3 tháng. Mặc dù có sự lạc quan này, nhưng những hành vi được hình thành trong khoảng thời gian cách ly xã hội sẽ có xu hướng còn tiếp diễn, bao gồm việc tự chuẩn bị thức ăn và ăn tại nhà cùng gia đình. Thêm vào đó, những người có thu nhập bị ảnh hưởng sẽ tìm kiếm những phương thức để giảm chi tiêu và thời gian này cùng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp để truyền tải những giá trị hữu ích. Mặc dù vậy, tất cả những điều trên đã làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng một cách đáng kể”, bà Hawley bổ sung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda chính thức ra mắt 'vua xe ga' Vision 2025 tại Việt Nam: Màu mới cực đỉnh, giá 31,3 triệu đồng
‘Kẻ hạ sát’ iPhone 16 Pro ra mắt: Chống nước, cấu hình ‘siêu khủng’, camera thay đổi khẩu độ
Hyundai Ioniq 9 trình làng: Công suất 429 mã lực, phạm vi hoạt động 620 km/lần sạc
Xiaomi 14 sập giá dưới 17 triệu, rẻ như iPhone 14, sạc nhanh, chụp ảnh áp đảo iPhone 16 giá 22 triệu
‘Ông hoàng côn tay' thương hiệu Anh quốc ra mắt: Đè bẹp Honda Winner X và Exciter về mọi mặt, giá rẻ
Đây là AI Phone ngon bổ rẻ nhất Việt Nam, từ 15 triệu độ hoàn hảo ăn đứt iPhone 16 Pro Max 34 triệu
Người tiêu dùng không còn bạo tay mua sắm quần áo mới (Ảnh: Internet)