Kinh doanh và tiêu dùng

Nhìn qua tưởng tép sông, ai ngờ hàng hiếm giá tiền triệu một con

Thú chơi tép cảnh đang được nhiều người quan tâm. Nhìn qua thì giống các loại tép sông vẫn thường ăn, nhưng có những loại tép cảnh có giá lên tới cả triệu đồng/con.

Rau quả Việt tìm cách 'chinh phục' người Thái / Mỹ trở thành nhà cung cấp trái cây số 1 cho Việt Nam

Đài Loan và Thái Lan là nơi định hình xu hướng chơi tép cảnh. Thời gian gần đây, thú chơi này đã bắt đầu phát triển mạnh sang Việt Nam. Bởi thú chơi này có thể chiều lòng được rất nhiều đối tượng. Ngoài những loại tép cao cấp có giá đắt đỏ, thì những con tép bình dân chỉ có giá vài nghìn đồng/con khiến ai cũng có thể chơi được.

Nhìn qua tưởng tép sông, ai ngờ hàng hiếm giá tiền triệu một con - 1

Tép Winered

Với loại tép phân khúc thấp này, theo anh Đoàn Hiệp (TP Hải Dương), một người phân phối tép cảnh đã 2 năm, cũng có 7 - 8 loại khác nhau. Có thể kể đến như tép loạn màu, tép thân đỏ (super red cherry), tép đỏ tươi, vàng sọc, blue dream, tép nâu, tép đen.

Trong đó, giá thấp nhất là loại tép loạn màu, có giá chỉ 2 - 3 nghìn đồng/con. Còn loại cao nhất là tép đen, có giá 25 - 30 nghìn đồng/con.

“Phân khúc thấp vừa rẻ vừa dễ nuôi. Chúng ăn tất cả mọi thứ từ rêu tảo, thức ăn thừa, xác cá tép cho đến các loại rau củ quả. Khả năng sinh sản của chúng cũng tốt. Tép con sinh ra có khả năng sinh tồn độc lập, lẩn trốn kẻ thù và tự tìm thức ăn”, anh Hiệp nói.

Người chơi dòng tép bình dân thường thả chung vào bể cá. Song theo anh Hiệp, nên hạn chế thả cùng với các loại cá nhỏ như 7 màu, Mún, Kiếm, Bình tích,… Tép sẽ là mồi ngon cho các dòng cá dữ và to như Thần tiên, Tứ vân, Phượng hoàng,…

Nhìn qua tưởng tép sông, ai ngờ hàng hiếm giá tiền triệu một con - 2

Hiện nay, đa phần những người chơi tép cảnh dòng thấp thường chỉ thả cùng cá để kết hợp cho sinh động, chứ không đầu tư vào bể riêng. Nhưng nếu đã chơi dòng trung bình và cao cấp thì đều phải đầu tư bể.

 

Chi phí làm 1 bể tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, nhưng dao động từ 1,5 - 7 triệu đồng.

Đang kinh doanh tép cảnh cùng chồng, chị Quỳnh Phương (Hà Nội) lại mạnh về các loại tép trung bình và cao cấp. Theo chị Phương, dòng trung bình là tép sinh sản và phát triển ở Đài Loan. Một số loại như pure red line, Pure black line, pinto, bluebot,…có giá dao động từ 30 - 400 nghìn đồng/con, tùy theo sự đột biến trong quá trình lai tạo.

Nhìn qua tưởng tép sông, ai ngờ hàng hiếm giá tiền triệu một con - 3

Cao hơn một chút theo chị Phương là dòng tép cận trung bình. Tuy nhiên, dòng tép này lại có nguồn gốc từ Indonesia. Đặc điểm của chúng là thân màu đỏ thẫm, chân trắng, giá dao động từ 50 - 100 nghìn đồng/con. Song, loại này thường phổ biến trong miền Nam hơn.

“Đắt đỏ nhất mà tôi có hiện nay phải kể đến loại tép red galaxy fishbone snowflake. Mỗi con có giá lên tới 1 triệu đồng và khách phải đặt trước mới có. Cùng dòng với nó nhưng rẻ hơn cũng dao động từ 300 - 500 nghìn đồng/con”, chị Phương cho hay.

Nhìn qua tưởng tép sông, ai ngờ hàng hiếm giá tiền triệu một con - 4

Tép Red fancy tiger

 

Với dòng tép cao cấp này do mỗi năm xu hướng chơi một khác, hơn nữa lượng sinh sản cũng rất ít nên chị Phương phải nhập trực tiếp từ Đài Loan, hoặc qua mối quen ở Đà Lạt.

Chơi tép cao cấp hơn 1 năm nay, anh Phạm Nhật Anh (Ngọc Thuỵ, Hà Nội) tốn khá nhiều tiền cho thú chơi này. Bởi theo anh, dù đã chơi tép thường từ lâu, nhưng thời gian đầu đi sang dòng cao cấp mà chưa có kinh nghiệm nên mất khá nhiều.

“Cách chăm sóc không trùng với môi trường hiện tại, thêm nữa là việc thông tin trên mạng nhiễu loạn, dẫn đến thiệt hại không ít. Tuy nhiên gần đây, tôi cũng đã mày mò được và có bể riêng cho mình”, anh Nhật Anh chia sẻ.

Cũng theo anh Nhật Anh, gần đây, mọi người chia sẻ nhiều về việc mua lá bàng. Nó rất cần thiết cho tép tôi chơi, bởi chơi dòng cao cấp thì cần quan trọng độ PH. Lá bàng làm hạ độ PH trong nước, ngoài ra nó có chất giúp chữa nấm cho cá, khử độc nước.

Nhìn qua tưởng tép sông, ai ngờ hàng hiếm giá tiền triệu một con - 5

Tép cảnh đang là thú chơi mới mẻ của người Việt

 

Hiện tại đang là mùa sinh sản của tép, nên chỉ cần nắm được kỹ thuật sinh sản là có thể nhân số lượng đàn lên đáng kể. Còn vào mùa đông, các cơ sở kinh doanh đều phải nhập tép từ Thái Lan hoặc một số nước khác.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên gần 2 tháng nay nguồn hàng rất khan hiếm. Các mối vận chuyển đều không dám sang Đài Loan nhập hàng. Nguồn tép chủ yếu là tự sinh sản giống cũ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm