Kinh doanh và tiêu dùng

Thấy gì từ vai trò của thương lái trong tiêu thụ nông sản giữa dịch COVID-19?

Khi đầu ra của lúa gạo và nông sản còn gặp khó khăn giữa dịch COVID-19 đợt 4, vai trò của các thương lái trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ lại được đặt ra. Đặc biệt là cần phát huy được mặt mạnh cũng như kiểm soát mặt tiêu cực của họ để giảm thiểu rủi ro cho nông dân.

75% mã sản phẩm đóng góp chưa tới 2% doanh thu toàn bộ ngành hàng tiêu dùng nhanh / Bà Rịa - Vũng Tàu: Phương hại người tiêu dùng, 2 cửa hàng xăng dầu bị phạt 400 triệu đồng, đình chỉ kinh doanh 30 ngày

Trong đầu tháng 9 này, ghi nhận ở Tp.Cần Thơ cho thấy, đa số các cánh đồng lúa thu đông sớm đang phát triển tốt vẫn chưa có thương lái đến đặt cọc, cho giá thu mua giữa bối cảnh dịch COVID-19 đợt 4 còn diễn biến phức tạp.

“Vai lớn” của thương lái

Trong khi đó, vụ thu đông 2021 tại Cần Thơ sản xuất 69.995ha lúa (cao hơn 1.306ha so với cùng kỳ năm 2020). Ngoài ra, tâm lý của nhiều nông dân ở đây là vẫn neo lúa (lúa hè thu 2021 được dự trữ lại) để chờ giá lên khi mà giá lúa khôhiện tạisụt giảm đang bất lợi cho các nông dân.

HINH-6806-1630925061.jpg

Việc thu mua lúa gạo trong vụ hè thu 2021 ở ĐBSCL giữa đại dịch COVID-19 vẫn cần vai trò lớn của các thương lái.

Còn ở Bạc Liêu, vài ngày trước có thông tin thương lái không dám vào tỉnh này để thu mua lúa do nhiều địa phương quy định nghiêm ngặt phòng chống COVID-19.

Điều đó làm cho các nông dân lo lắng khi Bạc Liêu đang vào vụ thu hoạch rộ lúa hè thu với sản lượng lên đến trên 210.000 tấn, trong khi năng lực thu mua tại chỗ dưới 50%, số còn lại phụ thuộc vào thương lái ngoài tỉnh.

Ngược lại, ghi nhận ở tỉnh Sóc Trăng cho thấy, đến ngày 6/9, diện tích lúa đã thu hoạch hơn 56.000ha (trong tổng số diện tích lúa gieo trồng của vụ hè thu 2021 là 141.191ha) với sản lượng ước 318.000 tấn và đã được các thương lái, nhà máy trong và ngoài tỉnh thu mua hết bất chấp ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Như chia sẻ của ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, giá lúa vụ hè thu 2021 sụt giảm do tình hình chung của dịch COVID-19, nhưng toàn bộ sản lượng lúa tại các địa phương sau thu hoạch đều được doanh nghiệp (DN) bao tiêu và thương lái thu mua hết. Đây là điểm sáng trong tiêu thụ lúa.

Ông Nhã cho rằng, để đầu ra cho diện tích lúa còn lại được suôn sẻ, ngành nông nghiệp tiếp tục kêu gọi DN, thương lái đến các địa phương thu mua lúa cho người dân. Bên cạnh đó, các địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái đến thu mua nông sản trong tỉnh.

 

Trong việc tiêu thụ lúa gạo ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữa giai đoạn phức tạp của đại dịch như hiện nay, giới chuyên gia lưu ý thương lái vẫn là lực lượng đóng vai trò lớn.

Theo đó, điểm tích cực của các thương lái trong lúc này là góp phần giải quyết đầu ra cho lúa gạo trong lúc cao điểm của vụ hè thu 2021 khi mà lực lượng này khá đông đảo.

Cho nên, để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa ở ĐBSCL giữa giai đoạn dịch bệnh đòi hỏi các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương lái vào thu mua.

Điều này có thể thấy rõ tính hiệu quả như ở Sóc Trăng khi sớm có hướng dẫn thủ tục để thương lái tỉnh khác vào tỉnh mình thu mua lúa gạo, nông sản trong mùa dịch.

Hãy là đối tác đồng hành

 

Ở tỉnh Sóc Trăng cũng có hướng dẫn quy định cụ thể nhằm vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái về lưu thông, vận chuyển, thu hoạch, thu mua, nơi giao nhận hàng hóa… giữa “vùng đỏ” với các vùng và ngược lại.

Đây cũng là bài học cho một số địa phương khiến thu hoạch, vận chuyển lúa gạo và nông sản cả vùng ĐBSCL từng bị tắc trong một, hai tháng trước khi thương lái không thể từ tỉnh này sang tỉnh khác vì vướng quy định giấy xét nghiệm COVID-19 của mỗi tỉnh có thời gian khác nhau.

Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận điểm tiêu cực trong việc thu mua lúa gạo và nông sản từ phía thương lái chính là ở việc giá thu mua đang ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, thậm chí là chạm đáy (một phần nguyên nhân là do tác động của dịch bệnh, vận chuyển khó khăn, phát sinh nhiều chi phí, khó tiêu thụ...).

Thực tế cho thấy, ngoài mặt tích cực của thương lái khi góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản (nhất là lúc cao điểm của vụ thu hoạch) thì mặt hạn chế là tiềm ẩn nhiều rủi ro vẫn là nỗi lo lớn, nhất là khi nông dân không quyết định được giá bán nông sản của mình.

Lâu nay, lúa gạo hay nông sản của nông dân ở ĐBSCL làm ra phải nhờ vào lực lượng thương lái mang đi tiêu thụ. Cho nên, điệp khúc “được mùa mất giá” vẫn thường xuyên lặp lại và trong mùa dịch này lại càng khó tránh khỏi. Bởi vì thương lái là người định đoạt giá nông sản, nên nông dân luôn ở thế bị động, bấp bênh.

 

Mặt tích cực và tiêu cực của thương lái trong việc tiêu thụ nông sản cũng đã được tranh luận nhiều chứ không chỉ trong giai đoạn dịch bệnh này. Thế nhưng, theo giới chuyên gia, nếu như vậy “trăm dâu đổ đầu... thương lái” là không thoả đáng khi mà việc liên kết, hợp tác xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa thực sự vững chắc. Thay vào đó, tốt nhất vẫn là phát huy được mặt tốt của thương lái và kiểm soát được phần nào mặt hạn chế của họ.

Như trong việc tiêu thụ lúa gạo vụ hè thu 2021 ở ĐBSCL giữa giai đoạn dịch bệnh này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, các địa phương nên tập hợp đội ngũ thương lái và coi họ là “đối tác đồng hành” trong thu mua tiêu thụ nông sản cho nông dân, "chứ không phải chuyện gì cũng nói thương lái ép giá này nọ”.

Ông Hoan cũng từng có bài viết về vấn đề thương lái hồi tháng 10 năm ngoái, trong đó nhấn mạnh thay vì ngồi đó chỉ trích thương lái, tại sao không tập hợp họ lại, hỗ trợ họ, hướng họ "đi theo đúng quỹ đạo của nền nông nghiệp mới mang tên tái cơ cấu".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm