Thời trang ngoại hút khách, hãng nội vẫn loay hoay
Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hóa, giá cả ổn định / Bao lâu nên điều chỉnh giá điện một lần?
Sau màn ra mắt tương đối thành công tại Tp.HCM, Uniqlo tiếp tục “tấn công” vào thị trường Hà Nội. Trong ngày khai trương cửa hàng vừa qua, dòng người đổ về xếp hàng chờ tham quan, mua sắm lên tới hơn 1.000 lượt, cho thấy sức hút của hãng thời trang này đối với người tiêu dùng Việt là không hề nhỏ.
Thị trường tiềm năng
Trước đây, khi muốn mua hàng hiệu, người tiêu dùng phải order từ nước ngoài và phải khó khăn tìm cách vận chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, hàng hiệu tự tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều. Hàng loạt thương hiệu lớn lần lượt đổ bộ vào thị trường tiềm năng béo bở này và đều đạt được những thành công không nhỏ.
Theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, có khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị phần, với các hãng từ hàng trung bình đến cao cấp như: Chanel, Giovanni, Salvatore Ferragamo, Versace, Burberry, Topshop, Mango, Zara, H&M, Uniqlo. Trong đó, Zara, H&M và Uniqlo là những cái tên nổi bật trong thị trường thời trang nhanh tại Việt Nam.
Có cửa hàng thời trang đầu tiên tại khu vực miền Trung vào năm 2016, đến nay, H&M đã mở rộng hệ thống cửa hàng lên con số 8 tại các thành phố trung tâm Việt Nam, trong khi thương hiệu Zara đang sở hữu 2 cửa hàng ở Hà Nội và Tp.HCM.
Theo sau H&M, Zara là Uniqlo. Sau sự thành công ở Tp.HCM, mới đây, Uniqlo đã chính thức khai trương cửa hàng tại Hà Nội và cũng là cửa hàng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á.
Từ khi có mặt tại Việt Nam, các "ông lớn" ngành thời trang ngoại gặt hái được khá nhiều thành công. Doanh thu thuần của H&M năm 2018 tại Việt Nam là hơn 28 triệu USD (tương đương 664 tỷ đồng). Báo cáo tài chính 2018 của Mitra Adiperkasa (MAP) - công ty quản lý thương hiệu Zara, cũng cho thấy doanh thu của hãng tăng hơn 1,7 lần so với năm 2017.
Dù xuất hiện ở Việt Nam chưa đầy 2 năm nhưng theo nhận định của đại diện hãng thời trang Uniqlo, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng khi mang lại giá trị sản xuất hàng hóa khoảng 3 tỷ USD mỗi năm để xuất khẩu đi nhiều nước trong hệ thống. Mặc dù hoạt động sản xuất của Uniqlo chủ yếu tại Trung Quốc, nhưng hãng này đang tăng cường sản xuất tại Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ. Trong 3-5 năm tới, Uniqlo sẽ tiếp tục mở thêm các cửa hàng tại Hà Nội và Tp.HCM.
Thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam luôn được các "đại gia" nước ngoài đánh giá là khá tiềm năng, nên tạo sức hút không hề nhỏ. Theo khảo sát trực tuyến gần đây của hãng Nielsen, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về yêu chuộng hàng hiệu, 56% người Việt sẵn sàng chi tiền mua hàng hiệu. Bên cạnh đó, với quy mô dân số hơn 97 triệu người và cơ cấu dân số trẻ - theo Ngân hàng Thế giới, 70% dân số dưới 35 tuổi (2019) - tăng trưởng trong chi tiêu thời trang ở Việt Nam là đầy triển vọng.
Còn theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, quy mô thị trường quần áo Việt Nam năm 2019 ước đạt 5,6 tỷ USD, với mức tăng trưởng kỳ vọng 8,8% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2023. Đặc biệt, 97% doanh thu thị trường đến từ những mặt hàng quần áo bình dân, không phải hàng cao cấp (Non-Luxury Goods).
Ngoài ra, báo cáo của hãng nghiên cứu Wealth-X cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2018 - 2023 với 10,1% mỗi năm, chỉ đứng sau Nigeria (16,3%), Ai Cập (12,5%) và Bangladesh (11,4%). Trước đó, Wealth-X cũng xếp Việt Nam vào top 3 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 – 2017 với 12,7% mỗi năm.
Điều này cho thấy, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, người Việt ngày càng quan tâm, trau chuốt cho vẻ bề ngoài, sức mua các mặt hàng thời trang cũng theo đó mà tăng lên. Đặc biệt, sự nổi trội về nhiều mặt khiến hàng thời trang ngoại vẫn được lòng người tiêu dùng Việt.
Thời trang Việt chật vật
Chị Nguyễn Thị Yến (Hà Nội) cho biết quần áo của H&M hay Uniqlo được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng vì chất liệu tốt, mẫu mã đa dạng, bảo đảm từ đường kim mũi chỉ nên dù giá có đắt hơn các thương hiệu trong nước một chút thì nhiều người vẫn chọn mua.Điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển của hãng thời trang Việt.
Điển hình, được biết đến như một thương hiệu rất thành công với chuỗi 60 cửa hàng lớn nhỏ, thế nhưng Foci (Công ty Thời trang Nguyên Tâm) đã biến mất sau gần 10 năm ra đời.
Từng có thời kỳ làm ăn phát đạt nhưng do mặt hàng không có nhiều điểm nhấn, không có chiến lược truyền thông hiệu quả hay bị cạnh tranh bởi hàng Trung Quốc giá rẻ và giá thuê mặt bằng đắt đỏ nên một số thương hiệu thời trang đình đám một thời như Ninomaxx, N&M, Blue Exchange, PT 2000, Việt Thy, Ha Gattini,... cũng dần phai nhạt trong tâm trí người tiêu dùng.
Một số thương hiệu được xem là có chỗ đứng trên thị trường nội địa như Việt Tiến, An Phước, May 10... cũng chỉ tập trung ở phân khúc sản phẩm công sở, chưa chú trọng đầu tư cho công nghệ-logistics nên làm chậm nhịp phát triển cũng như khó thuyết phục được người mua.
Áp lực cạnh tranh khiến một số thương hiệu thời trang Việt phải “bán mình” để tìm kiếm cơ hội. Tiêu biểu như NEM, Elise Fashion hiện nay đều phải chấp nhận sự đầu tư từ đối tác Nhật Bản.
Thực tế, Việt Nam dù luôn nằm trong nhóm nước đứng đầu về xuất khẩu dệt may trên thế giới nhưng doanh nghiệp nội chỉ tập trung vào khâu gia công. Các doanh nghiệp chỉ mạnh về may, nhưng hạn chế về thiết kế thời trang, thương hiệu và phân phối sản phẩm.
Theo chia sẻ của bà Trần Mai Hương, người sáng lập thương hiệu thời trang Coco Sin, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chính là bài toán về tối ưu hóa chuỗi cung ứng cũng như dòng tiền. Để tồn tại được, các thương hiệu luôn cần tung ra các mẫu mã mới; mỗi khi bán được một bộ sưu tập, doanh nghiệp phải lập tức tái đầu tư vào bộ sưu tập mới hơn. Điều này buộc doanh nghiệp phải sở hữu nhà xưởng riêng, nếu không sẽ luôn bị động về tiến độ và chất lượng sản phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xe gầm cao 7 chỗ tiêu thụ xăng ít hơn xe máy,nội thất tiện nghi, giá ngang Kia Morning
Toyota Vios vượt "chông gai", soán ngôi đầu phân khúc sedan hạng B từ tay Hyundai Accent
Môtô đậm chất cổ điển, động cơ 443cc, phanh ABS 2 kênh, giá nhỉnh hơn Yamaha Exciter
'Vua côn tay' 225cc mới giá 37,5 triệu đồng ra mắt: ‘Kẻ hủy diệt’ Honda Winner X và Exciter đã đến
Sạc điện thoại 100% có thật sự tốt? 4 thói quen sạc pin sai lầm khiến điện thoại nhanh hỏng
Ra mắt ‘vua côn tay' 162cc mới thiết kế long lanh hơn Yamaha Exciter và Honda Winner X, giá cực mềm
Người dân xếp hàng mua đồ khi Uniqlo khai trương cửa hàng ở Hà Nội