Kinh doanh và tiêu dùng

Trái cây Việt cạnh tranh sòng phẳng trên 'sân nhà'

Các hiệp định thương mại tự do được xem là "cánh tay" nối dài đưa trái cây ngoại vào thị trường Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa ngành hàng trái cây trong nước buộc phải có chiến lược bài bản nếu muốn cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ ngoại.

Lá bàng khô được rao bán rầm rộ, 1.000 đồng/lá / Giá thịt lợn tăng cao và đắt đỏ ở Cần Thơ

Sau nhiều năm "chinh chiến" ở thị trường bên ngoài, cuối năm 2019, công ty TNHH TM DV XNK Vina T&T quyết định mở một showroom chuyên quảng bá, trưng bày sản phẩm trái cây phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Nghịch lý trái thanh long kém mặn mà thị trường trong nước

Chia sẻ về quyết định mở showroom trên, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám Đốc công tyTNHH TM DV XNK Vina T&T cho biết sau khi đi nhiều nơi, thăm quan các siêu thị, ông nhận thấy sản phẩm trái cây của Việt Nam không được "chăm sóc" tốt, trong khi sản phẩm ngoại như táo, kiwi, nho... được trưng bày rất bắt mắt trên những kệ hàng sang trọng.

Nhiều người dùng ưa chuộng sử dụng trái cây ngoại (Ảnh: Tư liệu)

Nhiều người dùng ưa chuộng sử dụng trái cây ngoại (Ảnh: Tư liệu)

"Điều này khiến tôi cảm thấy không công bằng với trái cây Việt. Vì vậy, T&T đầu tư vào chuỗi bán lẻ trong nước chuyên bán trái cây Việt Nam", ông nói.

Tuy vậy, việc chinh phục người tiêu dùng trong nước thực tế là không hề dễ dàng ngay cả với ông "vua" trái cây xuất khẩu T&T. Ông Tùng chia sẻ, bán trái cây ở thị trường trong nước không hề dễ như dự đoán, khó nhất là việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng sau rất nhiều sự việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm khiến người dùng mất niềm tin với hàng nội.

Đặc biệt, việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) khiến trái cây Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt trên "sân nhà" do trái cây nhập khẩu giá rẻ và người tiêu dùng thường khá ưa chuộng sử dụng những sản phẩm trên.

Trái thanh long vốn là loại hoa quả không hề xa lạ với người Việt Nam. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh Long An, cho biết: Chúng tôi luôn xác định phương hướng kinh doanh là trước hết phải tạo các kênh tiêu thụ trái thanh long ở thị trường trong nước.

 

Tuy nhiên, bản thân ông Trịnh thừa nhận, còn rất nhiều lý do khiến mặt hàng này chưa thể tận dụng hết cơ hội từ thị trường trong nước. Thậm chí, có tình trạng nông dân không mặn mà bán thanh long ở thị trường nội địa.

Lý giải nghịch lý trên, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An cho biết, trái thanh long bán tại thị trường nội địa với giá rất rẻ, bình quân 2.000 – 3.000 đồng/kg, tối đa là 5.000 đồng/kg, trong khi nếu xuất khẩu giá thanh long được mua với giá 30.000- 40.000 đồng/kg.

Hơn nữa, thanh long phân thành 3 loại: Loại 1 có giá 40.000 đồng/kg, thường rất được khách hàng ưa chuộng, loại này màu đỏ, có tai xanh, đuôi giống con rồng dùng để thắp hương, lượng thanh long này chỉ chiếm khoảng 20% trong 1 vườn.

Loại 2 là thanh long để ăn, chiếm khoảng 70%, khách hàng thường mua với giá 20.000 đồng/kg.

Loại 3, thanh long có mẫu mã, hình thức rất xấu, tuy nhiên có thể dùng chế biến hoặc sấy, ép lấy nước, cấp đông để nguyên trái xuất khẩu sang các nước châu Âu, giá bán khoảng 10.000 đồng/kg.

 

Theo Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, Trung Quốc rất dễ tính, mình phân làm 3 loại và họ lấy cả 3, trong khi đó, thị trường trong nước chỉ mua một loại để ăn, đây là điểm hạn chế thúc đẩy tiêu thụ thanh long ở thị trường nội địa.

Sức ép cạnh tranh với hàng ngoại

Trái cây Việt vẫn đang loay hoay trong việc nắm thế chủ động ở thị trường nội địa, trong khi trái cây ngoại tràn vào ngày một tăng. Số liệu thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ ở mức chỉ 200-500 triệu USD/năm trong giai đoạn 2008-2014 đã tăng lên mức 622 triệu USD trong năm 2015, năm 2016 đạt 925 triệu USD, năm 2017 là 1.547 triệu USD, năm 2018 là 1.755 triệu USD, 2019 là 1.775 triệu USD.

Nguồn nhập khẩu rau quả chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Myanmar, Hàn Quốc, Nam Phi, Chile.

Thời gian gần đây, nhiều loại trái cây Thái Lan như măng cụt, sầu riêng, bòn bon, xoài, chôm chôm... nhộn nhịp bày bán trên thị trường, cạnh tranh trực tiếp với các loại trái cây Việt Nam. Giá măng cụt được chào bán với giá 25.000 - 50.000 đồng/kg tuỳ loại. Xoài, chôm chôm, nhãn Thái Lan có giá dao động 30.000 - 60.000 đồng/kg tùy loại, điểm bán và chất lượng.

 

Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (Tp.HCM) cho biết, từ tháng 5, mỗi ngày có khoảng 10 tấn trái cây Thái Lan về chợ gồm măng cụt, bòn bon và me...

Trước thực trạng trên, các chuyên gia cho rằng ngành trái cây của Việt Nam cần phải nhanh "chân" hơn nữa trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước. Dịch Covid-19 khiến xuất khẩu trái cây gặp bất lợi, vì vậy việc mở rộng kênh phân phối tại thị trường nội địa là điều rất quan trọng.Ví dụ, vụ vải thiều tới đây, kênh tiêu thụ tại thị trường nội địa là rất quan trọng.

Để đẩy mạnh tiêu thụ trái cây ở thị trường nội địa, theo ông Nguyễn Đình Tùng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho người dân trong nước hiểu được chất lượng, sản phẩm trái cây của mình, giúp người tiêu dùng trong nước có niềm tin tiêu thụ trái cây của chúng ta.

"Quan điểm của tôi khi mở cửa hàng trái cây trong nước và quan sát nhận thấy người tiêu dùng trong nước rất muốn tiêu thụ trái cây Việt Nam khi có xuất xứ rõ ràng, chứ không phải quan điểm hàng ngoại tốt hơn hàng nội", ông Tùng nói.

Bên cạnh đó, ngành này cần phải giải quyết những hạn chế của mình từ chế biến, bảo quản, tới phân phối (hạn chế khâu trung gian thao túng giá).

 

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, nhấn mạnh sau Covid-19, doanh nghiệp, nông dân cần phải liên kết với nhau để giải bài toán đầu ra cho trái cây.

"Nông dân tận dụng thuốc trừ sâu để trái cây tăng trưởng nhanh, bảo quản được dài, “nhan sắc” ngon lành sẽ bán được, nhưng chỉ một đôi lần là bị từ chối và sau đó, là cả các nhà sản xuất khác đều vạ lây, tiếng xấu (nhiều dư lượng) ảnh hưởng đến nhiều người, làm tốt cũng bị hàm oan. Vì vậy, nếu muốn tính chuyện lâu dài, không thể chỉ một mình mà tính. Bài toán liên kết, từ hình thức hợp tác xã đến các khâu kết nối thông suốt chuỗi giá trị rất cần bàn tay Nhà nước, địa phương cũng như bộ ngành", bà Hạnh nên vấn đề.

Việt Nam chi gần 400 triệu USD nhập rau quả trong4 tháng đầu năm

Bộ NN&PTNT cho biết giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 4/2020 ước đạt 83 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 375 triệu USD.

 

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Australia, Myanmarvà Nam Phi là các thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 67,2% thị phần...

Đặc biệt, giá trái cây nhập khẩu khá rẻ như cherry 299.000 đồng/kg,Kiwi vàng 111.000 đồng/kg,Kiwi xanh 95.000 đồng/kg,Việt quất 54.900 đồng/hộp 125g.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhìn nhận việc trái cây ngoại ngày càng phủ rộng thị trường là cảnh báo để ngành trái cây Việt Nam phải nâng chất lượng nếu không muốn thua trên sân nhà.

Thời gian gần đây, nhiều loại trái cây của Việt Nam lâm vào tình trảnh rớt giá chưa từng có. Cụ thể, trái sầu riêng hái ở vườn giá chỉ còn 20.000 đồng/kg, bán tại một siêu thị ở Hà Nội chỉ gần 50.000 đồng/kg, rẻ hơn một nửa so với ngày thường.

Các nhà vườn trồngmít Tháiở Long An, An Giang, Đồng Tháp cho biếtkhoảng 1 tuần trở lại đây, giá loại trái cây đặc sản này đã giảm khoảng 50% xuống còn 4.000-8.000 đồng/kg

 

Theo ông Nguyên, ngành trái cây cần được nhà nước đầu tư hơn nữa từ khâu giống, tổ chức sản xuất quy mô lớn thông qua các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã để có thể áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cũng như cung ứng trực tiếp vào siêu thị, các cửa hàng.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm