Kinh nghiệm ôn thi môn Địa lý
Nắm vững các kí hiệu và dùng Atlat
Thầy giáo Bùi Hoàng Nghĩa – Tổ trưởng Tổ Anh - Địa Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Atlat địa lý Việt Nam sẽ hỗ trợ cho các em rất nhiều về lượng kiến thức. Các em phải hiểu cấu trúc nội dung, kí hiệu trong tài liệu này để khi trình bày có thể “đọc” được các trang Atlat và mổ xẻ ra nhiều vấn đề khác. Kiến thức trong cuốn này chiếm hơn 70% kiến thức môn địa lý và có thể lấy được 50% số điểm trong bài thi nếu biết cách sử dụng. Nắm vững các kí hiệu và dùng Atlat để tự làm bài trong thời gian ôn tập sẽ không bị rối trong phòng thi. Không chỉ khai thác được bản đồ mà còn hiểu, phân tích được biểu đồ, bảng số liệu, hình ảnh kèm theo. Khi làm bài thi, nên đọc kĩ đề, xác định dạng câu hỏi, yêu cầu chủ đạo.... Đề thi hỏi gì thì trả lời nấy, trả lời ý nào ra ý đó (có thể gạch đầu dòng hoặc ghi đề mục 1, 2, a, b…) đảm bảo tính chính xác, logic và trực quan..
Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ, vì mỗi dạng biểu đồ đều có những “dấu hiệu nhận biết” riêng. Các em nên dựa theo cấu trúc bảng số liệu, đơn vị… và gạch chân dưới những “từ khóa” quan trọng có trong đề. Nếu có từ “cơ cấu” thì chọn biểu đồ tròn, hoặc miền, hoặc cột chồng; nếu có từ “tăng trưởng”, “phát triển”… thì vẽ biểu đồ đường; và nếu từ khóa thể hiện quy mô, sản lượng, khối lượng… thì vẽ biểu đồ hình cột…
Đi từ khái quát tới cụ thể
Thủ khoa khối C (năm 2012) Trần Thị Huyền Trang - Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) chia sẻ: Địa lý là môn dễ học và dễ ăn điểm nhất trong 3 môn
Khi làm bài tập, môn Địa lý dễ học vì nó có những cái khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ đã là một “cái khuôn”, nhận xét biểu đồ cũng là “khuôn mẫu”. Trả lời kiến thức lý thuyết cũng có khuôn mẫu. Nếu làm bài thi dựa theo những cái khuôn ấy rất dễ kiếm điểm cao.
Một số bài tập lý thuyết Địa lý có cách trả lời trình bày theo những cái khuôn nhất định. Đó là các câu hỏi có đề cập đến các vấn đề về nhân tố Tự nhiên và nhân tố Kinh tế - Xã hội của một vùng miền, địa phương… Chẳng hạn về các điều kiện tự nhiên có: Khí hậu, sinh vật, nguồn nước, vị trí địa lý, đất đai, khoáng sản. Điều kiện KT - XH gồm: cơ sở hạ tầng, vật chất, chính sách, dân cư, nguồn đầu tư nước ngoài… Học, làm bài và trình bày theo những cái khuôn này rất dễ ghi nhớ và cũng dễ dàng kiếm được điểm tốt.
Bài thi Địa có 10 điểm thì 3 điểm thuộc về phần vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. Đây là dạng bài tập không hề khó. Thí sinh phải nắm chắc các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng chúng.
Kỹ năng nhận xét và giải thích biểu đồ luôn đi từ khái quát tới cụ thể. Cái chung trình bày trước, chi tiết trình bày sau. Làm như thế mới bảo đảm đầy đủ, không thiếu ý.
Về vấn đề Atlat: Thi ĐH không cho phép thí sinh sử dụng Atlat Địa lý, điều này khiến cho một số bạn có ý nghĩ rằng không cần quan tâm cuốn Atlat này. Đây là quan điểm sai lầm. Atlat rất bổ ích, thí sinh nên sử dụng Atlat thường xuyên trong quá trình học tập và làm bài tập.
Cách học Địa lý của riêng mình là học từ gốc đến ngọn, cần nắm khái quát các vấn đề của bài học thì mới dễ dàng vạch ra nội dung. Tiếp theo cần nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai các ý.
Mai Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách