Thị trường

'Bão Covid-19 càn quét', Việt Nam vẫn xuất siêu hơn 8 tỷ USD

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trên thế giới, nền kinh tế của nhiều nước bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là xuất khẩu hàng hoá ở các nước sụt giảm nghiêm trọng, nhưng trong 7 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn đạt hơn 147,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngân hàng Thế giới: Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp diễn / Nông dân đón đầu cơ hội từ EVFTA

Cán cân thương mại xuất siêu lớn: hơn 8 tỷ USD.

Cán cân thương mại xuất siêu lớn: hơn 8 tỷ USD.

Theo thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều 12/8, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đạt 24,873 tỷ USD, tăng mạnh tới 10,2% so với tháng 6/2020. Trong khi đó, nhập khẩu đạt 20,097 tỷ USD, tăng 6,7%. Riêng tháng 7, Việt Namxuất siêu gần 2,8 tỷ USD.

Trong đó, ghi nhận hàng loạt nhóm hàng xuất khẩu có sự khởi sắc so với tháng 6 trước đó. Điển hình là điện thoại và linh kiện đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 17,5%; máy vi tính, sản phẩm điện thoại và linh kiện đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 3%; dệt may đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 16,9%; máy móc thiết bị đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng gần 20%...

Với kết quả trên, luỹ kế 7 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt hơn 147,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu tới 8,4 tỷ USD.

Đáng chú ý, đã có đến 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có thể kể đến điện thoại và linh kiện, điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ…

 

Sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng để xuất khẩu của Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương, bất chấp đại dịch đang lan rộng, khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nhiều đối tác lớn của Việt Nam sụt giảm.

Tháng 7 là tháng đạt kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất tính từ đầu năm và cao hơn mức bình quân chung trong 6 tháng đầu năm tới gần 7 tỷ USD/tháng (6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 240 tỷ USD, tương đương 40 tỷ USD/tháng).

Nếu duy trì được con số 47 tỷ USD như trong tháng 7, 6 tháng cuối năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt khoảng 282 tỷ USD, qua đó đưa tổng kim ngạch đạt 522 tỷ USD, dù tăng không nhiều so với con số hơn 517 tỷ USD của năm 2019 - nhưng cũng là kết quả đang ghi nhận trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu bị tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm lại giảm 3%, chỉ đạt 139,2 tỷ USD. Điều này cũng đáng lo ngại, bởi Việt Nam là nước phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, mà nhập khẩu tư liệu sản xuất lại giảm, chứng tỏ sản xuất trong nước có sự sụt giảm.

Số liệu báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết, 7 tháng nhập khẩu vải các loại giảm 15%, thép 14%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày gần 16%..., trong khi xuất khẩu hàng dệt may giảm 12,1%; da giày giảm 7,9%; sắt thép giảm 2,7%.

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhận định, sự sụt giảm trong nhập khẩu tư liệu sản xuất còn báo hiệu những khó khăn trong những tháng tới, bởi nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày hiện chưa ký tiếp được đơn hàng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm