Thị trường

"Cây làm giàu" giúp nông dân đổi đời ở Quảng Ninh

Với nhiều ưu điểm vượt trội, quả na dai là nông sản giúp người dân ở Đông Triều, Quảng Ninh vươn lên làm giàu, thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương.

Bình Định: Trồng thanh long ruột đỏ thu trái quanh năm, bán hết sạch tại vườn / Hà Nội: Trồng huệ trên đất lúa thu nhập khá

Đông Triều là một trong những địa phương đứng đầu Quảng Ninh về diện tích cây ăn quả với trên 3.000 ha, trong đó na dai khoảng 850 ha, tập trung chủ yếu ở 3 xã Việt Dân, An Sinh và Tân Việt. Hiện nay, huyện bắt đầu chuyển dịch sang quy trình trồng na theo tiêu chuẩn Vietgap.

Đông Triều là một trong những địa phương đứng đầu Quảng Ninh về diện tích cây ăn quả với trên 3.000 ha, trong đó na dai khoảng 850 ha, tập trung chủ yếu ở 3 xã Việt Dân, An Sinh và Tân Việt. Hiện nay, huyện bắt đầu chuyển dịch sang quy trình trồng na theo tiêu chuẩn Vietgap.

Na dai Đông Triều từ lâu được biết đến với mùi vị đặc trưng, thơm ngon, quả to, vỏ mỏng, bóng, sáng màu... Mỗi hộ dân trồng na ở đây thường có diện tích xấp xỉ 1 ha, có thể là đất đồi hoặc trong vườn nhà có tường bao.

Trong nhiều năm qua, na dai trở thành cây trồng mang lại lợi ích kinh tế lớn cho nông dân các địa phương. Tuy nhiên, từ trước tới nay việc thâm canh vẫn chỉ là theo phương pháp truyền thống, hàm lượng khoa học, kỹ thuật chưa cao nên ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành sản phẩm, gây thiệt thòi cho nông dân.

Nhiều hộ dân xây nhà to đẹp nhờ trồng na. Việc chuyển đổi sang quy trình trồng na đáp ứng tiêu chuẩn Vietgap sẽ giúp tăng tỷ suất lợi nhuận cho người trồng na.Ở xã An Sinh, năm 2018 có 50 ha và năm 2019 có thêm 50 ha nữa của 162 hộ canh tác theo tiêu chuẩn này.

Khi mô hình được triển khai, người sản xuất được nhà nước hỗ trợ về tập huấn quy trình kỹ thuật trong các khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, theo dõi, ghi chép hằng ngày để làm cơ sở đánh giá kết quả cuối cùng. Ngoài ra, người sản xuất còn được hỗ trợ một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tham quan, học tập tại các mô hình đã thành công.

Hệ thống tưới cho na cũng được hiện đại hóa, đáp ứng các tiêu chuẩn mới và giúp người nông dân tiết kiệm sức lao động trong quá trình chăm sóc cây.

Theo ông Nguyễn Minh Sơn, tổ trưởng tổ 1 ở xã An Sinh, hệ thống tưới tiêu của vườn na rộng 1,2 ha của gia đình ông được đầu tư với tổng số tiền gần 80 triệu đồng để chuyển dịch sang quy trình trồng theo tiêu chuẩn Vietgap.

Trong đó, chính quyền địa phương hỗ trợ 50% số tiền đầu tư, quy ra vật tư như đường ống, vòi phun, phần còn lại do gia đình đảm nhận.

Ông Nguyễn Minh Sơn đã có kinh nghiệm 17 năm trồng na, ban đầu ông mua 1,2 ha đất có một nửa trồng na, còn lại là vải, dâu tằm. Sau đó, ông chuyển sang trồng na hoàn toàn và làm chủ được các phương pháp thụ phấn chủ động để cân đối sản lượng na trên từng cây.

Cách đây hơn 10 năm, vùng đồi núi Đông Triều chủ yếu trồng bạch đàn, dâu tằm, vải… nhưng không đem lại hiệu quả cho đến khi trồng na dai.Hiện nay, thu nhập từ na chiếm khoảng 1/3 tổng thu nông nghiệp của địa phương.

Theo ông Hoàng Xuân Nam, Phó Chủ tịch UBND xã An Sinh, khi có sự đầu tư, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, sản phẩm na của xã có năng suất cao hơn, mẫu mã đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và có giá bán cao hơn.

Năm nay, do bất lợi của thời tiết, sản lượng na giảm đi khoảng 10% so với cùng kỳ. Nếu các năm trước, mỗi ha na cho khoảng 10-11 tấn quả thì năm nay chỉ đc 8-9 tấn.

Theo ông Đặng Đình Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Đông Triều, doanh thu từ na vào khoảng 200-250tr/ha, thậm chí những năm được mùa, được giá, con số này có thể lên đến 400tr/ha.

Năm nay, đầu vụ, giá na vào khoảng 40.000đ/kg, tuy nhiên vào thời điểm 7/8, mức giá mua tại vườn chỉ giao động từ 20-25.000đ/kg.

Cá biệt, có những hộ kiểm soát số lượng na thụ phấn thấp để quả to, đẹp hơn vẫn bán được với giá 35.000đ/kg.

"Nơi được lựa chọn trồng có loại đất màu đỏ son, tơi xốp, tầng canh tác từ 0,5-1m. Đặc biệt, bà con còn áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong canh tác, như: Thụ phấn bổ sung, định quả, tăng tỷ lệ quả có chất lượng... để nâng cao năng suất, chất lượng quả và kéo dài thời gian thu hoạch", ông Đỗ Đình Thế, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Việt Dân, cũng là người có hàng chục năm kinh nghiệm trồng na, chia sẻ.

Theo thống kê của xã An Sinh, trung bình 1ha trồng na áp dụng quy trình Vietgap hiện cho sản lượng trên 10 tấn quả/năm, doanh thu trên 300 triệu đồng, tăng hơn 2 tấn, gần 70 triệu đồng so với trồng na theo phương thức truyền thống.

Ngoài trồng na, các hộ dân cũng xen canh một số hoa quả khác để tăng thu nhập và phong phú thêm nông sản địa phương như cam, bưởi hay thanh long.

Do na là cây trung niên, có tuổi đời khai khác chỉ khoảng 20 năm nên các hộ dân ở Đông Triều luôn chú ý đến quá trình trồng cây mới, sẵn sàng thay thế các gốc na đã cỗi, không còn đảm bảo sản lượng.

Với các ưu điểm như vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín, vị ngọt sắc, thơm, không cát kết hợp với đáp ứng tiêu chuẩn Vietgap, dự kiến thương hiệu na dai Đông Triều sẽ sớm vươn xa, đến với những thị trường khó tính hơn trong tương lai.
Theo Tùng Đinh-Văn Việt/Nông nghiệp Việt Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm