'Khơi thông' đầu ra cho rau quả
Vì đâu xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng bất chấp Covid-19? / HDBank gia tăng trải nghiệm cho khách hàng với ví TrueMoney
Đồng thời, có cơ chế tạo lập vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung thông qua liên kết giữa doanh nghiệp với HTX và nông dân, đẩy mạnh chế biến tiêu thụ rau quả.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá trị xuất khẩu rau quả tháng 2/2020 ước đạt 232 triệu USD, đưa giátrị xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm đạt 513 triệu USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Lộ rõ điểm yếu trong dịch bệnh
Do ảnh hưởng từ dịp nghỉ Tết Nguyên đán vào tuần cuối tháng 1, hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn khiến xuất khẩu nhiều chủng loại rau quả giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 1/2020, xuất khẩu mặt hàng quả đạt 208,7 triệu USD, giảm 24,6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu nhiều chủng loại quả giảm mạnh, xuất khẩu quả dừa và quả chuối tăng rất mạnh.
Xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến đạt 43,5 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ. Trong nhóm các sản phẩm chế biến, xuất khẩu hạt dẻ cười, trái cây, dứa và cà tím tăng rất mạnh.
Đến tháng 2, giá trị xuất khẩu rau quả ước đạt 232 triệu USD, đưa giá kim ngạch xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm lên 513 triệu USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường tiêu thụ rau quả của Việt Nam với 61,8% thị phần. Tuy vậy, xuất khẩu rau quả sang thị trường này giảm 32,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh vào các thị trường: Lào tăng gấp 5,17 lần, Thái Lan tăng gấp 2,62 lần và Nga tăng gấp 2,24 lần. Ngược lại thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả giảm mạnh nhất là Hà Lan (giảm 38%).
Giá trị xuất khẩu giảm là do nhiều mặt hàng xuất khẩu chính giảm như: thanh long chiếm 38,2%, giảm 13,5%; nhãn chiếm 4,5%, giảm 77,8%; dưa hấu chiếm 3,1%, giảm 34,3%; chanh chiếm 2,9%, giảm 10,2%; sầu riêng chiếm 2,8%, giảm 30,1%; ớt chiếm 2%, giảm 21,3%.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, đến nay, ngành rau quả vẫn quá phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, khiến cho không ít doanh nghiệp xuất khẩu, nhà vườn gặp nhiều khó khăn mỗi khi nước này thay đổi chính sách nhập khẩu.
Tác động của dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc đã khiến các giao dịch thương mại nông sản qua biên giới Việt - Trung bị tắc nghẽn, điều này cho thấy cần phải tái cơ cấu thị trường, mở cửa và đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường như châu Phi, Tây Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, EU... để tránh rủi ro vì phụ thuộc vào một số ít thị trường nhất định.
Bên cạnh đó, Nghị viện EU đã chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU vào ngày 12/2/2020. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả, bởi mặt hàng này sẽ được xóa bỏ thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Tạo vùng nguyên liệu, tăng đầu tư chế biến
Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) nhận định, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các sản phẩm rau quả chế biến (đồ hộp, đông lạnh, cô đặc, sấy) dự kiến sẽ được tiêu thụ mạnh. Vì vậy, ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu thì việc đầu tư vào chuỗi chế biến sẽ mang lại sự vững chắc cho ngành.
“Hiện, chúng tôi đã đầu tư ở Ninh Bình, Bắc Giang, khánh thành một nhà máy ở Gia Lai. Vừa rồi, các sản phẩm rau quả chế biến có ảnh hưởng của Covid-19, song không gây biến động mạnh về giá cả. Công ty vẫn xuất khẩu 40% với giá cao sang Mỹ, EU và xuất chanh leo sang Brazil”, ông Khuê nói.
Theo ông Khuê, vùng nguyên liệu rau quả quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà máy chế biến, trong đó có vùng tập trung và phi tập trung. Tập trung là liên kết với HTX, với nông dân. Doanh nghiệp rất khó có được những mảnh đất hàng chục nghìn ha, do đó phải liên kết.
“Chúng tôi đang xây dựng vùng trồng chanh leo tập trung ở Lâm Đồng, ở Sơn La, nơi đó có độ cao địa hình, mạnh hơn Trung Quốc, hơn Peru, Ecuador. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo các tỉnh cho liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân. Năm nay, chúng tôi sẽ khởi công thêm một nhà máy chế biến ở Sơn La, sau đó là Tiền Giang”, Chủ tịch DOVECO chia sẻ.
Đồng tình với những kiến nghị của ông Đinh Cao Khuê, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ cùng với Liên minh HTX Việt Nam và các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa các vùng nguyên liệu và các nhà máy chế biến, nhất là định hướng mục tiêu xây dựng 15.000 HTX trên cả nước.
Đối với việc đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến rau quả của DOVECO trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị 2 tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang cần quan tâm, sớm ủng hộ và có kế hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rau quả, đồng thời tỉnh Sơn La sẵn sàng cho việc khởi công, xây dựng mới thêm một nhà máy chế biến rau quả trong năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Liên kết giữa doanh nghiệp với HTX, nông dân để tạo vùng nguyên liệu chế biến, xuất khẩu rau quả (Ảnh minh họa: Internet)