"Tăng trưởng xanh chính là câu trả lời cho tương lai bằng việc thúc đẩy kinh tế phát triển"
3 chính sách nổi bật về tài chính, ngân hàng có hiệu lực vào đầu tháng 11/2018 / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Xuất sang Mỹ 400 tấn vú sữa Lò Rèn, cá ngừ Phú Yên thu gần 500 tỷ
TS. Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, phát biểu khai mạc hội thảo. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Ngày 30/10, Viện khoa học Lao động & Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Tổ chức Hanns Seide Foundation tổ chức Hội thảo “Thực hiện tăng trưởng xanh trong lĩnh vực lao động và xã hội”. Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các bộ, ngành đã chia sẻ về việc xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanh của đơn vị mình.
TS. Đào Quang Vinh phát biểu khai mạc: Ý tưởng về Tăng trưởng xanh (TTX) đã được hình thành từ đầu những năm 1970, sau khủng khoảng giá dầu mỏ. Năm 2005 khái niệm tăng trưởng xanh đã được Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP)nêu lên tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 về Môi trường và Phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
UNESCAP định nghĩa, TTX là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái hay tăng trưởng xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo sự bền vững về môi trường.
Ông Đào Quang Vinh cho biết: Cuối năm 2008, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã phát động “Sáng kiến kinh tế xanh” với mục tiêu tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó với khủng hoảng tài chính đi đôi với xử lý các vấn đề toàn cầu nhằm hướng tới phát triển bền vững của kinh tế thế giới hậu khủng hoảng. Năm 2009, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh.
"Ngày nay, TTX đang trở thành xu hướng phát triển được nhiều quốc gia trên thế giới, vì sự cần thiết và những lợi ích thiết thực mà Tăng trưởng xanh đem lại. Tăng trưởng xanh chính là câu trả lời cho tương lai bằng việc thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo cung cấp nguồn lực nhưng vẫn cân bằng và bảo tồn được hệ sinh thái cho cuộc sống của chúng ta hôm nay cũng như cho những thế hệ mai sau", TS. Đào Quang Vinh nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, ngày 25/9/2012, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với 3 Nhiệm vụ chiến lược:
1- Tăng trưởng các bon thấp - Đến năm 2020, tự nguyện giảm 8-10% cường độ phát thải khí nhà kính so với năm 2010 và 25% cường độ phát thải khi có sự hỗ trợ từ quốc tế; Giảm 1-1,5% mức tiêu thụ năng lượng/đơn vị GDP mỗi năm;
2- Xanh hóa sản xuất với mục tiêu khuyến khích việc phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp xanh dựa trên cấu trúc, công nghệ và thiết bị thân thiện với môi trường;
3- Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Sau đó Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 tháng 3 năm 2014 và đến nay đã có 7 Bộ ngành cùng gần 40 địa phương ban hành được Kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh trong lĩnh của mình.
Tại hội thảo, ông Lưu Quang Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội trình bày những nội dung cơ bản của Dự thảo kế hoạch hành động. Dự thảo đề xuất 5 lĩnh vực gồm nghiên cứu khoa học; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách; Đào tạo nhân lực kỹ thuật; Hiện đại hóa hệ thống quản lý; Đầu tư và mua sắm công với 12 nhóm nhiệm vụ.
"TTX là nội dung quan trọng của phát triển bền vững. TTX phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm xanh và bền vững, xóa bỏ đói nghèo lạc hậu. Việc thực hiện kế hoạch hành động TTX của Bộ phải dựa trên cơ sở lồng ghép và tận dụng mọi nguồn lực, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ từ quốc tế", ông Lưu Quang Tuấn cho biết quan điểm về TTX.
Các chuyên gia trong nước và quốc tế, các bộ ngành chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai kế hoạch hành động của bộ, ngành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch…
TS. Klaus Sauerborn, chuyên gia Viện Khoa học Lao động và xã hội, phát biểu. (Ảnh: Ánh Tuyết)
TS. Klaus Sauerborn, chuyên gia Viện Khoa học Lao động và xã hội trình bày các kết luận và kiến nghị đầu tiên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho Việt Nam, gồm: Định nghĩa cơ bản về việc làm xanh của Việt Nam nên dựa trên định nghĩa toàn diện của ILO, bao gồm các khía cạnh về môi trường và xã hội; Tập trung vào các khía cạnh chính của việc làm để định nghĩa có thể áp dụng cho các mục đích chính sách và nghiên cứu; Xác định các ngành quan trọng nhất về môi trường ở VN bằng cách áp dụng phương pháp ILO;
Phân tích các hệ thống phân loại thống kê VN, nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu để xác định thông tin và khoảng trống dữ liệu; Cần quyết định về cách tiếp cận thống kê của VN liên quan đến phân loại tiêu chuẩn và thực hiện cách tiếp cận đó; Đề xuất các phương pháp bổ sung cho việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu cần thiết để đo lường thống kê và giám sát các việc làm xanh.
Viện Khoa học Lao động & Xã hội được Bộ LĐ-TB&XH giao nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch tăng trưởng xanh của Bộ giai đoạn 2019 -2020, tầm nhìn 2030. Trong đó mục tiêu chính là hoàn thiện chính sách LĐ và XH phù hợp với chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh. Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát tiển nghề xanh và việc làm xanh trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ xanh, hiện đại và phù hợp, góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 31/12/2024: Giảm trong ngày cuối cùng của năm
Vị thế trung tâm nuôi biển - Bài cuối: Quản lý tốt quy hoạch nuôi trồng
Chuyên gia chỉ ra 8 chủ đề đầu tư hấp dẫn năm 2025
Tỷ giá hôm nay 31/12: USD và NDT tiếp tục xu hướng tăng giá
Giá nông sản ngày 31/12/2024: Hồ tiêu biến động, cà phê giảm nhẹ
Giá heo hơi ngày 31/12/2024: Ổn định trên phạm vi cả nước