Thị trường

"Việt Nam là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư toàn cầu"

(DNVN) - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với các chính sách thân thiện và kinh tế tăng trưởng ổn định, Việt Nam là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư toàn cầu trong bối cảnh Mỹ - Trung vướng vào cuộc chiến tranh thương mại.

Thủ tướng kỳ vọng sâm Ngọc Linh sẽ làm nên dấu ấn lịch sử mới / Việt Nam nhập siêu trở lại trong 2019?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg ít ngày trước khi ông sang Davos, Thụy Sĩ dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới từ ngày 22 đến 25/01 tới.
"Chúng tôi sẵn sàng nắm lấy cơ hội này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.
Bloomberg cho rằng, Việt Nam đang định vị mình như nơi trú ẩn an toàn cho các nhà sản xuất vốn đang hết sức cảnh giác để không bị cuốn vào những phiền toái của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, lao động giá rẻ và vị trí địa lý sát với Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có câu chuyện tốt đẹp để chia sẻ với các nhà lãnh đạo toàn cầu tại Davos trong những ngày tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

"Chúng tôi đang nỗ lực gia tăng xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những mặt hàng chúng tôi có lợi thế, chẳng hạn như hải sản, hàng hóa, giày dép và đồ điện tử. Chúng tôi mong muốn trở thành một nền kinh tế xuất khẩu, theo đó có thể tăng trưởng nhanh và tạo thêm nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người dan", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Tuy vậy, Bloomberg cho rằng, hiện Việt Nam vẫn chưa thực sự nhìn thấy làn sóng chuyển dịch ồ ạt của các doanh nghiệp từ Trung Quốc. Và kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức cần vượt qua như cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và thiếu nhân công lành nghề...
Trong khi đó, điều kiện kinh tế toàn cầu cũng đang xấu đi. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại tạo gánh nặng lớn lên nhu cầu xuất khẩu, đe dọa kinh tế Việt Nam.
Với mức tăng trưởng GDP năm đạt 7,1%, thuộc nhóm các nước dẫn đầu thế giới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức cao hơn so với dự báo từ 6,6% đến 6,8% mà chính phủ đưa ra trong năm nay. Thủ tướng cũng tuyên bố sẽ duy trì đồng nội tệ ổn định trong năm nay.
"Chúng tôi nhìn thấy đà tăng trưởng trong các lĩnh vực khác nhau và có nền tảng tốt để đạt được mục tiêu của mình", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.
Việt Nam đã hoàn thành 16 hiệp định thương mại tự do và đã bắt đầu gắn chặt với thương mại toàn cầu sau khi thực hiện các chương trình cải cách đổi mới theo định hướng thị trường vào những năm 1980. Xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận mức kỷ lục 244 tỷ USD vào năm 2018 và khách hàng Mỹ chiếm 48 tỷ USD trong số đó, cao gấp đôi so với cách đây 5 năm.
Một số nhà sản xuất lớn đã hoạt động tại Việt Nam, trong đó lớn nhất là Samsung Electronics Co., công ty chiếm khoảng 1/5 lượng xuất khẩu của Việt Nam trong năm ngoái.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu sẽ thu hẹp thâm hụt thương mại với Mỹ trong năm nay. Những thách thức cơ bản của năm 2019 mà Việt Nam sẽ đối mặt đó là căng thẳng thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu và cơ sở hạ tầng.
Là một nền kinh tế đang phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Việt Nam phải duy trì tăng trưởng để mang lại nhiều việc làm hơn cho người dân và xóa đói giảm nghèo.
"Chúng tôi sẽ phải tăng trưởng hơn 6% mỗi năm để tăng thu nhập bình quân đầu người và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình", Thủ tướng nói.
Việt Nam được xếp hạng số 1 trong số 7 nền kinh tế châu Á mới nổi là điểm đến sản xuất hấp dẫn khi xem xét nhân khẩu học, tiền lương, chi phí điện, xếp hạng trong tạo thuận lợi kinh doanh và logistics, sản xuất trong tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ Việt Nam đã và đang làm rất nhiều việc nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài phát triển kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Nguyệt Thu (Theo Bloomberg)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm