Thị trường

2018 - năm khởi sắc của thị trường mì gói Việt

Thị trường mì gói Việt với sức tiêu thụ trên dưới 5 tỷ gói mỗi năm tiếp tục tăng trưởng nhẹ, trong đó hơn một nửa thị trường thuộc về 2 nhãn hiệu được ưa chuộng nhất là “3 Miền” và “Hảo Hảo”.

Doanh nghiệp cần giúp sức, thay vì đặt mục tiêu / BẢN TIN TÀI CHÍNH - KINH DOANH: Xuất khẩu dầu thô giảm, nhà vườn mai tất bật vào Tết

Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng; các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi cũng ngày càng sôi động hơn, thiết thực hơn… là những gì có thể dễ dàng quan sát được từ thị trường này trong năm 2018.

Toàn cảnh bức tranh thị trường mì gói Việt 2018

Theo báo cáo thị trường mới nhất (1/2019) của Kantar Worldpanel (KWP) cho thấy, năm 2018 đã tiếp tục đánh dấu sự khởi sắc trở lại của thị trường mì gói tại Việt Nam khi tiếp tục tăng trưởng 2%, riêng khu vực nông thôn miền Nam tăng đến 7%.

Báo cáo cũng cho thấy, trên phạm vi toàn quốc, mì 3 Miền và Hảo Hảo vẫn là 2 nhãn hiệu đang dẫn đầu, được tiêu thụ nhiều nhất và chiếm tổng cộng hơn 50% thị phần, trong khi chưa tới 50% thị phần còn lại đang phải chia sẻ cho hàng chục nhãn hiệu khác.

Năm 2018, mì "3 Miền" tiếp tục là nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều nhất, nắm giữ hơn 25% số lượng gói mì được tiêu thụ, tiếp tục gia tăng thị phần và giữ khoảng cách 3-4% so với nhãn hiệu ở vị trí thứ 2.

2018 - năm khởi sắc của thị trường mì gói Việt
Năm 2018, mì "3 Miền" tiếp tục là nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều nhất, nắm giữ hơn 25% số lượng gói mì được tiêu thụ.

Khu vực nông thôn vẫn tiếp tục là thị trường tiềm năng của mì gói. Mì “3 Miền” vẫn là nhãn hiệu được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất ở khu vực này liên tục từ năm 2015 đến nay (Kantar Worldpanel - Rural - 1/2019) với nhiều dòng sản phẩm đa dạng “đậm đà hương vị Việt” rất được ưa chuộng.

Đi sâu tìm hiểu theo vùng miền, báo cáo cho thấy ở khu vực miền Trung, mì “3 Miền” đang chiếm đến một nửa lượng mì được tiêu thụ, tiếp tục dẫn đầu tuyệt đối ở khu vực này. Cứ 2 gói mì bán ra thì đã có 1 gói mì mang nhãn hiệu “3 Miền” và cứ 100 hộ gia đình ở miền Trung thì đã có đến khoảng 70 hộ đang sử dụng mì gói “3 Miền”. Ở khu vực miền Bắc và miền Nam, mì “3 Miền” cũng có được ổn định trên dưới 20% thị phần, trong một thị trường mà người tiêu dùng có gần trăm nhãn hiệu khác nhau với cả ngàn hương vị để chọn lựa.

Thấy gì từ các nhãn hiệu dẫn đầu

Sức ép cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp mì gói luôn phải đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng, bắt kịp xu hướng tiêu dùng như các chủng loại tốt cho sức khỏe, đổi mới bao bì, tăng tiện ích… Liên tục đưa ra các sản phẩm ở phân khúc cao, cải thiện chất lượng, và tăng cường quảng cáo khuyến mãi đang là những xu hướng mới trong năm qua trên thị trường mì gói Việt.

Năm 2018, UNIBEN liên tục tung ra thị trường các dòng sản phẩm 3 Miền phân khúc cao cấp như mì ly Bò hầm rau thơm, mì ly Chua cay…., đồng thời cải tiến nâng cấp từ mẫu mã, bao bì sản phẩm cho đến chất lượng sợi mì, độ đậm đà của từng gói gia vị…

 

Mì ly “3 Miền” vừa tung ra dịp World Cup đã hút hàng, không chỉ do hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn nhờ mẫu mã đẹp và rất tiện dụng. Chị Minh An, sinh viên trường Luật cho biết: “Mì ly “3 Miền” không phải là mì ly đầu tiên trên thị trường, nhưng là mì ly đầu tiên thực sự quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng với chiếc nắp đậy, nhờ đó việc “chế biến” ly mì trở nên dễ dàng, đơn giản hơn rất nhiều cho mình. “3 Miền” thực sự rất hiểu người tiêu dùng trẻ như mình và chăm sóc khách hàng rất kỹ lưỡng”.

Còn Thùy Linh, sinh viên khoa Mỹ thuật ứng dụng một trường ĐH tại TP.HCM thì cho rằng: “Thiết kế bao bì của mì ly “3 Miền” thật bắt mắt, với những hoa văn in nhũ vàng nhẹ nhàng trông thật tinh tế…”

Trong năm 2018, mì “3 Miền” cũng đã đưa ra thị trường các loại sản phẩm mới với gói súp sệt từ nước cốt xương hầm, giúp sản phẩm thêm “đậm đà”, đồng thời giúp cho việc chuẩn bị trở nên nhanh gọn hơn.

“3 Miền có vẻ khá thành công với định hướng phát triển sản phẩm theo hướng nghiên cứu hương vị của các món ăn truyền thống, tìm tòi chắt lọc từng nét đặc trưng nhất của các món ngon từ khắp ba miền, để ứng dụng vào các sản phẩm của mình, tạo ra các món mì ngon thực sự khác biệt, “đậm đà hương vị Việt”, đáp ứng rất tốt khẩu vị của người tiêu dùng” - bà Ngọc, một phụ nữ sống tại Hà Nội chia sẻ.

2018 - năm khởi sắc của thị trường mì gói Việt
Máy móc thiết bị và quy trình quản lý hiện đại giúp UNIBEN làm tốt hơn việc đảm bảo chất lượng để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm thơm ngon và an toàn - Ảnh HT

Được biết, năm 2018, UNIBEN đã chi cả ngàn tỷ đồng để xây dựng thêm một nhà máy mới tại KCN VSIPII, Bình Dương. Nhà máy được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Châu Âu, trang bị và quản lý hiện đại giúp doanh nghiệp này không chỉ tăng được năng suất mà còn làm tốt hơn vấn đề đảm bảo chất lượng, tiếp tục mang đến cho người tiêu dùng những gói mì thơm ngon, đậm đà hương vị Việt.

 

Theo vietnamnet.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm