Xuất khẩu cua ghẹ thu về hơn 107 triệu USD
Kinh tế Việt Nam dự báo bật tăng mạnh vào năm 2021 / Xuất khẩu thủy sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2030
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cua ghẹ và giáp xác Việt Nam lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2020, với mức tăng trưởng 323% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, hai thị trường tiếp theo là Nhật Bản và Mỹ lại lần lượt giảm 1,8% và 27%.
Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 3 lần, đóng góp lớn vào kim ngạch trên107 triệu USD trong 8 tháng đầu năm (Ảnh: Int) |
Tính chung, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác của Việt Nam trong 8 tháng đạt trên 107 triệu USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh cua ghẹ và giáp xác, nhóm hàng hải sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng đang có xu hướng tăng trưởng tích cực, sau khi liên tục sụt giảm trong 2 quý đầu năm.
Trong khi đó, các nhóm hải sản khác như cá biển, chả cá và surimi (làm từ cá ngừ, cá tra) ghi nhận tăng trưởng âm. Trong đó, xuất khẩu cá biển giảm nhẹ 1,6%, đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD, với 2 thị trường lớn nhất là Nhật Bản và ASEAN lần lượt giảm 2% và 13,7%. Hai thị trường chính này cũng giảm nhập khẩu chả cá, surimi Việt Nam 10-21%, khiến kim ngạch chung giảm 7,3% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 198 triệu USD.
Giữa bối cảnh này, Trung Quốc nổi lên là điểm sáng với mức tăng trưởng 41,3% ở ngành hàng cá biển và tăng 21% ở các mặt hàng chả cá, surimi.
"Có những tín hiệu tích cực như nhu cầu thị trường nhích lên với phân khúc hải sản đồ hộp, đông lạnh, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn. Bán lẻ online bù đắp được sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường. Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực cũng hỗ trợ cho xuất khẩu hải sản khác trong những tháng cuối năm. Do vậy, xuất khẩu dự báo tăng nhẹ, mặc dù vẫn chịu tác động của dịch COVID-19 tại các thị trường nhập khẩu lớn", VASEP nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo