Thị trường

Bất động sản gặp khó, doanh nghiệp địa ốc tìm hướng đi mới

DNVN - Năm 2020 dù thị trường bất động sản có những nguy cơ giảm tốc do nhiều yếu tố như pháp lý, thị trường, đứng trước tình cảnh đó nhiều doanh nghiệp đại ốc đã thay đổi chiến lược kinh doanh, cân đối, tính toán phù hợp với năng lực tài chính của mình nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động.

TP.HCM: 130 dự án nhà ở ách tắc do Sở Quy hoạch Kiến trúc "không dám" nhận hồ sơ / Bình Dương: Dự án Phương Trường An 'lách luật' huy động vốn trái phép?

Doanh nghiệp địa ốc đua nhau… phá sản

Báo cáo vừa công bố của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, kết thúc năm 2019, có 89.282 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 20,2% so với năm 2018). Trong đó, có 14 ngành kinh doanh chính có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, trong đó kinh doanh bất động sản đứng vị trí đầu bảng.

Cụ thể, số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động năm 2019 là 598 doanh nghiệp, tăng tới 36,8%. Bất động sản cũng là ngành có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất với 686 doanh nghiệp, tăng 39,4% so với năm 2018.

Doanh nghiệp phá sản

Bất động sản gặp khó, nhiều doanh nghiệp đại ốc phá sản.

Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, tỷ lệ doanh nghiệp bất động sản ngừng hoạt động và giải thể gia tăng đã được dự đoán từ trước bởi khó khăn từ thị trường như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi lãi suất gia tăng và các chương trình ưu đãi hạn chế. Bên cạnh đó là sự sụt giảm các dự án mới ra thị trường thời gian qua.

Theo đó, nguồn vốn vào bất động sản sẽ ngày càng eo hẹp sau khi Ngân hàng Nhà nước mới đây ban hành Thông tư 22, trong đó giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống còn 30%, lộ trình từ 2020 đến 2022. Động thái này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế một phần nguồn vốn tín dụng.

"Trong lĩnh vực bất động sản nói chung, doanh nghiệp bất động sản đã chịu rủi ro rất lớn gồm rủi ro về thị trường và tài chính, hệ số vay nợ rất lớn so với vốn chủ sở hữu nên khi gặp thị trường biến động không theo kế hoạch thì khả năng sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính và phá sản. Những năm vừa rồi cũng có trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ, vay nợ nhiều khi gặp biến động thị trường mạnh dẫn đến phá sản nhiều. Tỷ lệ phá sản nhiều hơn các lĩnh vực còn lại", lãnh đạo một công ty bất động sản tại Quận Tân Phú (TP.HCM) tiết lộ.

Vị này nhận định, năm 2020, bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. Cùng với đó là hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ. Hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được hoàn thiện… Ngoài ra, thị trường bất động sản gặp khó một phần do những chồng chéo, chậm trễ về thủ tục hành chính và những sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới.

 

Doanh nghiệp cần linh hoạt để điều chỉnh chiến lược

Để chủ động ứng phó với những khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược kinh doanh, cân đối, tính toán phù hợp với năng lực tài chính của mình nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động.

Trao đổi về điều này, ông Trần Hiền Phương, Tổng giám đốc Công ty SeaHoldings cho rằng, thị trường hiện nay đang chờ đợi việc gỡ một số điểm vướng mắc nhất định về mặt pháp lý, nguồn cung, tín dụng sẽ được giải quyết triệt để nhằm tạo ra sự chuyên nghiệp cho thị trường. Do đó, trong năm 2020, doanh nghiệp này xác định sẽ tinh gọn lại hoạt động, lựa chọn phân khúc sản phẩm phù hợp nhằm tối ưu tăng trưởng.

“Năm nay, hai dự án là Lago Centro và The Pearl Riverside sẽ được chúng tôi hoàn thiện để bàn giao đúng tiền độ cho khách hàng. Ngoài ra, song song với thị trường TP.HCM và Long An, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sang các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai với những phân khúc quen thuộc như nhà phố thương mại, căn hộ trung cấp, đất nền. Chúng tôi luôn có những quỹ đất gối đầu và sẵn sàng tung dự án ra thị trường”, vị thuyền trưởng Công ty SeaHoldings cho hay.

Để chủ động ứng phó trước những khó khăn của thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã xây dựng, định hướng lại chiến lược kinh doanh.

Để chủ động ứng phó trước những khó khăn của thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã xây dựng, định hướng lại chiến lược kinh doanh.

 

Tương tự, bà Trần Thuỳ Linh, Phó TGĐ Công ty cổ phần Xây dựng địa ốc Đức Linh (Đức Linh Real) cho hay, là một doanh nghiệp chuyên đầu tư và môi giới đất nền tại quận Thủ Đức. Từ khi đi vào hoạt động, công ty liên tiếp đưa ra thị trường nhiều dự án như Khu dân cư Đức Linh Green, Khu phố thương mại Đức Linh Center,… Tuy nhiên, đến đầu 2019, bà Linh nhận định, thị trường bất động sản vẫn chưa cho dấu hiệu của sự bứt phá mạnh mẽ, điều này sẽ tạo nhiều thách thức cho tất cả các chủ thể tham gia. Do đó, công ty đã phải linh hoạt điều chỉnh chiến lược phù hợp và công ty quyết định "đánh bắt xa bờ".

“Khi đó, ban lãnh đạo công ty đã dành hơn 1 tháng để đi khảo sát vị trí, tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, nên kế hoạch "đánh bắt xa bờ" vẫn chưa thực hiện được. Trước những khó khăn chung của thị trường, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thu không đủ chi nên công ty đã cắt giảm nhiều nhân sự để giảm bớt gành nặng về chi phí hoạt động”, bà Linh cho biết.

Theo bà Linh, trong thời gian tới công ty sẻ lên kế hoạch liên kết hoặc hợp tác với các đối tác khác có dự án để phân phối. Cụ thể, Công ty dự kiến sẽ hợp tác với Công ty cổ phần Bất động sản Asian Holding để phân phối các sản phẩm của công ty này tại TP.HCM và Bình Phước.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó tổng giám đốc Netland cho biết, việc Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng vào bất động sản đã ảnh hưởng rất nhiều đến những công ty chưa có dự án mới hoặc chưa được giải ngân. Điều này khiến không ít lãnh đạo doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược phát triển công ty.

 

Tuy nhiên, đối với Netland thì không bị ảnh hưởng nhiều. Bởi từ khi bắt tay vào phát triển dự án, ban lãnh đạo Công ty đã xác định việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng rất rủi ro và không ổn định, nên đã hướng đến kênh huy động vốn từ những đối tác nước ngoài.

Văn Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm