Thị trường

Bộ Công Thương lấy ý kiến lần 1 Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia

Chiều 28/8, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo "Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050".

TP.HCM: 130 dự án nhà ở ách tắc do Sở Quy hoạch Kiến trúc "không dám" nhận hồ sơ / "Chết yểu" quy hoạch ngành công nghiệp ôtô

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo nhằm tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan để đánh giá hiện trạng ngành năng lượng một cáchđầy đủ, khách quan và củng cố phương pháp cũngnhưcác luận chứng trong việc lập quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia trong các chương sau.

Theo đại diện Bộ Công Thương, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khóa X về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;ngành năng lượng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực, bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu cụ thể đề ra. Đến nay, ngành năng lượng đã trở thành ngành kinh tế năng động, đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh tại nhiều địa phương và đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, phát triển đồng bộ hạ tầng năng lượng, thu hút vốn đầu tư vào phát triển năng lượng, giảm tác động môi trường....

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 3/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia), Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, dự kiến Quy hoạch gồm 14 chương, chia làm 4 phần. Phần 1 đề cập đến hiện trạng năng lượng quốc gia và kết quả thực hiện quy hoạch; phần 2 là tình hình và dự báo phát triển kinh tế xã hội và định hướng phát triển các phân ngành năng lượng; phần 3 làphương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phần 4 làcơ chế, giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể về năng lượng.

 

Tại hội thảo này, các đại biểu tập trung thảo luận từ chương 1 đến chương 5 của Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia gồm: Hiện trạng năng lượng quốc gia; tình hình thực hiện quy hoạch các phân ngành năng lượng; tình hình và dự báo phát triển kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng; tiềm năng khả năng khai thác, cung cấp và định hướng phát triển sản xuất các phân ngành năng lượng...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trong bối cảnh một số chiến lược và quy hoạch nền tảng chưa được lập hoặc nếu có được lập thì cũng chưa được phê duyệt như: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030; Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia...

“Nội dung lấy ý kiến từ chương 1 đến chương 5 rất quan trọng, vì phải dự báo đúng tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì mới đánh giá chính xác nhu cầu năng lượng và đặt ra quy hoạch hợp lý. Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia phải được tính toán kỹ, để không bị tác động bởi các chiến lược được lập sau này”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho hay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, nội dung Quy hoạch tổng thể về năng lượng sẽ bám sát nội dung tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Dự kiến, đến tháng 10-11/2020, Bộ sẽ hoàn thiện và trình Thủ tướng nội dung toàn thể chiến lược quy hoạch.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm