Các điều kiện kinh doanh cải thiện kéo sản lượng của DN Việt Nam tăng mạnh
(DNVN) - Theo kết quả khảo sát chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tại Việt Nam của Công ty khảo sát Nikkei - IHS Markit, các điều kiện kinh doanh lĩnh vực sản xuất Việt Nam trong tháng 11 cải thiện đã kéo sản lượng hàng hóa của doanh nghiệp tăng mạnh mẽ.
Tháo gỡ khó khăn đầu tư tín dụng trong nông nghiệp / Xuất khẩu nông sản còn “vướng” nhiều hàng rào kỹ thuật
Điểm nổi bật của kỳ khảo sát lần này là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh. Tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm đều tăng ở mức kỷ lục khi các công ty chuẩn bị cho khối lượng công việc sắp tới. Việc làm cũng tăng ở mức cao, mức độ tự tin trong kinh doanh đã gia tăng.
Kết quả khảo sát của Công ty khảo sát Nikkei - IHS Markit công bố ngày 3/12 cho thấy, PMI đã tăng từ mức 53,9 điểm của tháng 10/2018 lên 56,5 điểm trong tháng 11/2018. Đây là một trong những mức tăng trưởng kỷ lục của PMI tại Việt Nam trong gần 8 năm qua.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018. (Ảnh: Nikkei - IHS Markit)
Trên thực tế, các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên với tốc độ nhanh thứ nhì trong lịch sử khảo sát, chỉ kém mức kỷ lục được ghi nhận trong tháng thu thập dữ liệu đầu tiên.
Lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng có kết quả hoạt động mạnh nhất trong số ba lĩnh vực thị trường được khảo sát trong kỳ gần nhất, với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng mạnh nhất.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 11, với tốc độ tăng nhanh tháng thứ hai liên tiếp. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh đã khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng hàng hóa.
Sản lượng hàng hóa cũng có chiều hướng tiếp tục tăng trong năm tới khi nhu cầu mạnh lên đã làm tăng mức độ tự tin của các nhà sản xuất. Mức độ lạc quan đã tăng so với tháng 10 và trở thành mức cao nhất kể từ tháng 2/2016.
Các công ty đã đáp ứng khối lượng công việc tăng bằng cách nhanh chóng tuyển thêm nhân viên. Trên thực tế, tốc độ tạo việc làm là mức cao nhất trong lịch sử chỉ số sau khi vượt qua mức kỷ lục ghi nhận trong tháng 6.
Các nhà sản xuất đã tăng tồn kho cả hàng hóa đầu vào và hàng thành phẩm với tốc độ kỷ lục khi các công ty đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng và chẩn bị cho khả năng tiếp tục tăng doanh thu trong những tháng tới. Việc tăng hàng tồn kho trước sản xuất đã được hỗ trợ bởi hoạt động mua hàng tăng nhanh đáng kể.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, ông Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, cho biết: Lĩnh vực sản xuất Việt Nam tiếp tục đi ngược lại những dấu hiệu chậm lại của nhu cầu ở đâu đó trên thế giới trong tháng 11 khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh, và sản lượng tăng gần bằng mức kỷ lục.
Hơn nữa, các công ty tin tưởng rằng tin vui sẽ tiếp tục, do đó họ gia tăng hàng tồn kho và tuyển thêm nhân công với tốc độ nhanh nhất trong gần tám năm kể từ khi Nikkei HIS Markit tiến hành khảo sát chỉ số PMI ở Việt Nam.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá
Cột tin quảng cáo