Cách thức cấp room tín dụng cho các ngân hàng đã có sự thay đổi?
Bộ Công Thương họp khẩn về đảm bảo cung ứng hàng hóa phòng, chống dịch Covid-19 / Bộ Công Thương chỉ đạo đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước diễn biến mới của dịch Covid-19
Một số ngân hàng vừa được tạm giao hạn mức tăng trưởng tín dụng trong quý I/2021. |
Theo giới chuyên gia, tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi mạnh trở lại năm nay. Bởi thế, mục tiêu tăng trưởng tín dụng nên được điều hành linh hoạt để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Tạm giao tăng trưởng tín dụng 3 - 4%?
Thông thườngm tăng trưởng tín dụng những quý đầu năm thường thấp hơn so với các tháng cuối năm. Các chuyên gia dự báo, tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng đầu năm nay cũng không nằm ngoài quy luật này. Vì vậy, thanh khoản các ngân hàng dư thừa, lãi suất tiền gửi, lãi suất liên ngân hàng sẽ giữ ổn định ở vùng hiện tại và lãi suất cho vay được kỳ vọng có thể giảm nhẹ đối với các lĩnh vực ưu tiên trong quý I/2021.
Tuy nhiên, mới đây thông tin gây chú ý trên thị trường là một số nhà băng đã được cấp hạn mức tín dụng từ 3 - 4% so với cuối năm 2020 dành riêng cho quý I.
Thông tin này khiến nhiều người nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thay đổi cách thức cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng. Theo đó, tín dụng sẽ được cấp linh hoạt theo các quý, nghĩa là NHNN sẽ căn cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế, vào “sức khoẻ” của từng ngân hàng để điều chỉnh tăng trưởng tín dụng.
Thực tế, năm 2020 vừa qua, tăng trưởng tín dụng có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngân hàng. Trong khi một số ngân hàng tăng trưởng cao trên 20% như Techcombank tăng 23,3%, thì cũng có những nhà băng tăng chưa đến 10%: VietBank tăng 9,5%, PGBank tăng 8,3%, Saigonbank tăng 6,1%...
Năm 2021, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho toàn ngành khoảng 12%, các chuyên gia đánh giá con số này có phần thận trọng, bởi xét trong bối cảnh bình thường thì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn khoảng 2 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP là hợp lý.
Bằng chứng là trong năm 2020, tín dụng tăng 12%. Ngay cả khi trừ đi số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoảng 355.000 tỷ đồng, thì lượng tín dụng mới tăng thêm trong năm qua khoảng 7- 8%. Thế nhưng, tăng trưởng kinh tế năm qua chỉ 2,91%, có nghĩa tín dụng tăng thêm 2,5 - 2,6 đồng thì mới tạo thêm 1 đồng GDP.
Do đó, việc không "chốt cứng" mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm để có sự phân tích, đánh giá cẩn trọng là cần thiết, nhằm hướng đến mục tiêu đáp ứng đẩy đủ nhu cầu vốn cho sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng trong năm nay mà không ảnh hưởng đến mục tiêu lạm phát.
Chưa chốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm
Trước thông tin cho rằng NHNN đã thay đổi cách cấp hạn mức tín dụng cho các nhà băng, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, năm nay NHNN có 2 thay đổi lớn trong điều hành tín dụng. Theo đó, NHNN sẽ thực hiện tạm giao hạn mức tăng trưởng tín dụng quý đầu năm để các ngân hàng bám sát triển khai, trong khi chưa tính toán xong mục tiêu cả năm 2021. Tức là, NHNN vẫn thực hiện cách thức thông thường, cấp hạn mức tín dụng theo năm cho các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, những năm trước, NHNN sẽ sử dụng con số tăng trưởng tín dụng tại thời điểm 31/12 năm trước để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm sau. Tuy nhiên, hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ lấy theo số tăng trưởng bình quân, để sát với thực tế hơn.
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng khẳng định, mục tiêu ban đầu đề ra là tín dụng tăng khoảng 12%, nhưng vẫn có điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế.
"Ngành ngân hàng hiện đang theo dõi tăng trưởng tín dụng của tháng 1/2020. Thông thường đầu năm, tín dụng giảm, như năm ngoái giảm cả tháng 1, tháng 2 và tới tháng 3 mới tăng. Tuy nhiên, năm nay 14 ngày đầu giảm 0,6%, đến 20/1 chỉ còn giảm 0,02% và hiện tại tăng trưởng tín dụng có thể đã dương trở lại. Nhiều khả năng, khi giao chỉ tiêu cụ thể, tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh lên 13% - 14%", ông Tuấn Anh thông tin.
Chia sẻ này nhận được ý kiến đồng tình của nhiều ngân hàng. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB và ông Phạm Đức Tuấn, Phó Tổng giám đốc Agribank đều thừa nhận, trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động mạnh của Covid-19, việc tạm giao chỉ tiêu tăng trưởng quý I/2021 cho thấy sự linh hoạt phù hợp trong điều hành và không ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Bởi thông thường nhu cầu vay vốn trong quý I đều rất thấp, thường tăng trưởng âm.
Tuy nhiên, về lâu dài, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, NHNN nên cân nhắc "bỏ" cách điều hành mang tính hành chính đối với tín dụng. "Thay vào đó là quản lý theo hệ số CAR, tức là quản lý cả tử số và mẫu số thay vì điều hành giao chỉ tiêu tín dụng như hiện nay, vì rất ít nước sử dụng cách làm này", ông Lực nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng