Thị trường

Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực kiều hối

Cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục hành chính và chứng minh hiệu quả sử dụng nguồn kiều hối trong sự phát triển kinh tế sẽ là động lực thu hút nguồn vốn này nhiều hơn.

Chuyển đổi sang taxi điện ở Việt Nam: Hai rào cản chính đối với doanh nghiệp vận tải / Tour nội địa hè giá cao khiến du khách "chùn chân"

Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực kiều hối - Ảnh 1.

Hội thảo lấy ý kiến thu hút nguồn lực kiều hối về TP Hồ Chí Minh chiều 22/5.

Chiều 22/5, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TPHồ Chí Minhtổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành tài chính thuộc các viện, trường, ngân hàng lớn, các quỹ tài chính trong nước và quốc tế về "Đề án chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn thành phố".Trên cơ sở các ý kiến góp ý xây dựng, sẽ đóng góp cho đề án và đi vào hiện thực để thu hút nguồn lực lớn từ kiều hối, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của TP Hồ Chí Minh và cả nước.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 10 năm (từ 2012-2021), nguồn kiều hối chuyển về TPHồ Chí Minh tăng trưởng đều đặn (từ con số 4,1tỉ USDnăm 2012 lên con số 6,6 tỉ USD), trong khi đó tổng tổng số kiều hối của Việt Nam tăng tương ứng là 10 tỉ USDnăm 2012 và 18,1 tỉ USDvào năm 2021.

Riêng năm 2022, TPHồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về lượng kiều hối với 6,6 tỉ USDvà trong QuýI/2023 lượng kiều hối về Thành phố tiếp tục tăng trưởng tích cực với gần 2,2tỉ USD, tăng 19,41% so với cùng kỳ năm 2022.

Kiều hối là một trong những nguồn lực đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, gắn kết kiều bào với quê hương với mong muốn thu hẹp khoảng cách của Việt Nam với các nước. Theo ông Nguyễn Hoài Anh,đại diệnUỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao, trong khi có nhiều giải pháp vận động thu hút tri thức kiều bào thì thu hút kiều hối chưa có chính sách cụ thể. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng phát triển và mở rộng với 5,3 triệu người trên toàn thế giới, lại luôn được bổ sung nên sẽ là đội ngũ không thể tách rời và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo ông Hoài Anh, một trong 3 nhóm giải pháp chính là cần thực thi, tạo động lực thu hút kiều hối thông qua việc thu hút các dự án đầu tư FDI. Đặc biệt, cải cách chính sách đầu tư và thủ tục hành chính thông thoáng, nhanh gọn trong hoạt động thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng cái cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư là một trong những điểm nhấn nhằm thu hút nguồn vốn trực tiếp tiềm năng này. Theo ông, việc môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng không chỉ lĩnh vực ngân hàng, mà cần có thêm các ban ngành khác cùng tham gia, góp ý kiến. Trong hoạt động ngân hàng, cơ chế chính sách riêng của TP Hồ Chí Minh và Trung ương luôn đồng hành, đáp ứng các hoạt động gửi nhận kiều hối. Trong đó, người thụ hưởng nhận hiện nay không phải trả thuế thu nhập và có thể nhận đa dạng các nguồn ngoại tệ chứ không chỉ VND bằng nhiều hình thức dịch vụ ngân hàng nhanh gọn.

 

Ông Lệnh cho rằng, để thu hút mạnh nguồn lợi kiều hối về TP Hồ Chí Minh cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đây là giải pháp chiến lược và lâu dài. Đồng thời, tiếp tục gia tăng các hoạt động khơi dậy lòng yêu nước, khuyến khích kiều bào ở ngoài nước đầu tư, tích lũy về trong nước.

Cải thiện chính sách và môi trường đầu tư là một nhóm giải pháp được nhiều chuyên gia, nhà quản lý đề cập đến. Bên cạnh đó, nhiều học giả cũng đề xuất thêm các nhóm giải pháp mới, như việc tăng xuất khẩu lao động. Tiến sĩ Lê Thị Thanh Nhàn, Giảng viên ngành Tài chính ngân hàng tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng: "Thu hút kiều hối cũng như xây dựng trang trại, trồng cây, chờ hái quả, thì đề xuất của tôi cũng như là trồng thêm nhiều cây, sau đó chăm sóc và suy nghĩ làm như thế nào để sử dụng hiệu quả thu được". Dẫn chứng ở một số quốc gia có tỷ lệ lao động xuất khẩu cao tại Nam Á và Đông Nam Á, bà Nhàn cho rằng việc tăng tỷ lệ xuất khẩu lao động hoàn toàn có khả năng thu về kiều hối mạnh hơn nữa, đặc biệt là xuất khẩu lao động trong lĩnh vực y tế và công nghệ thông tin.

Các chuyên gia cũng cho rằng, để thu hút nguồn kiều hối hiệu quả, ngoài việc tập trung thu hút cũng cần chứng minh việc sử dụng nguồn kiều hối đã về hiệu quả, có sức lan tỏa trong nền kinh tế, sẽ là động lực thu hút nguồn kiều hối về nước nhiều hơn. Một khi chứng minh được hiệu quả sử dụng dòng vốn này sẽ ngược lại là động lực gia tăng kiều hối về hơn nữa.

Trong đề án phát huy hiệu quả và thu hút nguồn kiều hối về TP Hồ Chí Minh, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đặt mục tiêu trong giai đoạn 2023-2025, tăng lượng kiều hối về TP Hồ Chí Minh ít nhất 10% mỗi năm. Đồng thời, nguồn kiều hối phải đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế của TP Hồ Chí Minh.

Dự báo trong năm nay, lượng kiều hối đổ về TP Hồ Chí Minhsẽ tăng khoảng 2% so với năm 2022 đạt khoảng 7,1 tỉ USD.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm