Thị trường

Cần sớm có khung pháp lý cho thị trường mua bán nợ tại Việt Nam

Hơn 50% nợ xấu của toàn nền kinh tế đã được xử lý nhờ Nghị quyết 42, nhưng chỉ có 20% được xử lý bằng phương thức bán nợ do thiếu các tiêu chuẩn định giá khoản nợ.

VASEP: Xuất khẩu thủy sản 6 tháng cuối năm sẽ phục hồi, có thể đạt 5 tỷ USD / Thị trường bất động sản TP.HCM sụt giảm mạnh nhất trong 4 năm

Từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến nay, mỗi tháng, toàn hệ thống xử lý trung bình được khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4.000 tỷ đồng so với giai đoạn 2012-2017. Chỉ xét riêng 6 tháng đầu năm nay, trên toàn hệ thống, hơn 47.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý. Tuy nhiên, trong 4 phương pháp xử lý nợ là đôn đốc thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo, tố tụng thi hành án và bán nợ thì phương pháp được cho là tiết kiệm thủ tục nhanh gọn là bán nợ lại chỉ chiếm 20%. Theo nhiều tổ chức đấu giá khoản nợ, khởi nguồn là từ việc thiếu các tiêu chuẩn định giá một khoản nợ.

Chưa có tiêu chuẩn nên các kết quả định giá dựa nhiều vào năng lực chuyên môn của thẩm định viên, phụ thuộc vào phương pháp đánh giá của từng công ty, do vậy mức giá đưa ra sẽ khác nhau trên cùng một tài sản.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghị quyết 42 cho phép các tổ chức cá nhân mua bán nợ xấu tuy nhiên sự tham gia còn hạn chế khiến cho mọi giao dịch mua bán mới dừng ở thị trường sơ cấp, chưa phát triển ở thị trường thứ cấp. Theo các thành viên thị trường, họ chưa có khung pháp lý nên làm gì cũng có có thể bị sai.

Với vai trò là đầu mối nghiên cứu và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thị trường mua bán nợ của Việt Nam, Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ tài chính cho biết, đang tổng hợp các phiếu điều tra đã gửi đến các tổ chức, cá nhân liên quan và cùng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để sớm có được khung pháp lý.

Theo đánh giá của các chuyên gia, khi có thị trường mua bán nợ thì nơi đó không chỉ có nợ xấu được giao dịch mà các khoản nợ thông thường cũng được mua/bán, thậm chí cả trái phiếu doanh nghiệp cũng có thể được lưu chuyển trên thị trường đó. Điều này sẽ giúp các thành phần tham gia dễ dàng cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Có thị trường mua bán nợ, các khoản nợ sẽ được công khai minh bạch. Có như vậy, người mua/người bán và thị trường mới sôi động và sẽ huy động được dòng vốn từ dân cư trong việc xử lý nợ xấu nói riêng và mua bán nợ nói chung. Từ đó, dòng vốn tín dụng sẽ được luân chuyển sang nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, thay vì ứ đọng để trích lập dự phòng hay chi phí cho việc xử lý các khoản nợ xấu.

 

Theo vtv.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm