Cần thay đổi hình thức tuyên truyền về sử dụng năng lượng hiệu quả
Doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, Unilever, Coca Cola Việt Nam đang làm gì để bảo vệ môi trường? / 5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất có xu hướng tăng trưởng trở lại
Báo chí góp phần thay đổi nhận thức
Tại diễn đàn “Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững” ngày 30/8 tại Hà Nội, TS Nguyễn Minh Phong cho biết, chúng ta đang sống trong nghịch lý giữa sự gia tăng không giới hạn nhu cầu sử dụng năng lượng cho sản xuất và tiêu thụ thế giới với khả năng tạo ra năng lượng.
“Cách tạo năng lượng hiện nay chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên không tái tạo. Các nguồn này có giới hạn, đang ngày càng suy giảm và lại gây nhiều phát thải, gây tổn hại môi trường, tổn thất cho hoạt động kinh tế, trực tiếp đe dọa cuộc sống con người”, ông Phong nói.
Nhấn mạnh vai trò của báo chí, ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ, thời gian qua, các đơn vị báo chí đã chung tay cùng Chính phủ trong việc thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong toàn xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050.
Các đơn vị đã phản ánh chính xác, kịp thời, hiệu quả nội dung thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nêu bật những tấm gương thực hiện tốt chủ trương, phê phán những biểu hiện lãng phí trong tiêu thụ năng lượng.
Đã có rất nhiều tác phẩm báo chí tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm tiêu hao năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế…
“Có thể nói, báo chí đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng”, ông Lợi nhấn mạnh.
Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền
Theo TS Nguyễn Minh Phong, để tăng cường vai trò báo chí trong tuyên truyền sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng ở cả cấp vĩ mô và vi mô, cả trước mắt cũng như lâu dài cần đồng bộ hoá nội dung và đa dạng hoá hình thức tuyên truyền.
Hình thức tuyên truyền cần đa dạng hoá và phối hợp hiệu quả các loại hình và thể loại tác phẩm. Sử dụng nhiều hơn các thể loại báo chí hiện đại, áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động báo chí.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền cần được cụ thể hoá bằng những nội dung chi tiết, gần gũi và sát thực hơn với người dân, doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Sự - Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đề xuất, cùng với việc đổi mới hình thức thể hiện thông tin để công chúng dễ tiếp cận, các cơ quan báo chí cần duy các chuyên mục, chuyên đề, đa dạng hóa nội dung. Từ đó sẽ thay đổi nhận thức và hành vi trong các tầng lớp nhân dân và trong toàn xã hội, tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển năng lượng bền vững.
Theo nhà báo, TS Đồng Mạnh Hùng - Trưởng ban Ban Thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), báo chí cần đi sâu vào phân tích cách làm sáng tạo, các giải pháp hữu hiệu để phổ biến sâu rộng trong nhân dân và doanh nghiệp.
Khi tổ chức các chiến dịch truyền thông, cũng cần quan tâm tới việc hướng dẫn các kỹ năng sử dụng điện, năng lượng tiết kiệm thông qua truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, truyền thông qua phim ảnh, sách báo, tờ rơi...
Để làm tốt các hoạt động này thì người làm truyền thông cần được trang bị kiến thức và kỹ năng. Chỉ khi đội ngũ này có đủ nhận thức, kỹ năng thì mới có những sản phẩm đạt cả về nội dung và hình thức phục vụ công tác tuyên truyền tiết kiệm năng lượng…
"Với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp, chắc chắn việc tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng cho phát triển bền vững sẽ bền vững", ông Hùng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo