Cập nhật giá heo hơi ngày 23/5/2022: Nhiều địa phương đạt 60.000 đồng/kg
Bà Trần Anh Đào thay ông Lê Hải Trà điều hành HOSE / Giá vàng ngày 21/5/2022: Vàng không ngừng tăng cao
Cụ thể, tại tỉnh Tuyên Quang, Hà Nội, Hưng Yên giá heo hơi đạt mức lần lượt 57.000 - 58.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Giang, Bắc Giang, Lạng Sơn giá heo được thu mua với mức 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 23/5/2022: Nhiều địa phương đạt 60.000 đồng/kg. Ảnh: Công Tháng
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận giá heo hơi đạt mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Trà Vinh giá heo hơi ở mức 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu giá heo hơi đang ở mức 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 55.000 - 60.000 đồng/kg.
Dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi thiệt đơn thiệt kép
Theo Phòng NN&PTNT huyện Nho Quan (Ninh Bình), trên địa bàn huyện hiện có 14/27 xã, thị trấn bệnh dịch tả heo châu Phi đã bùng phát (tính đến ngày 17/5), trong đó 12 xã, thị trấn tái phát dịch. Toàn huyện đã tổ chức tiêu hủy hơn 3.000 con heo, trọng lượng tiêu hủy hơn 145.400 kg, tại 114 thôn của 497 hộ.
Ghi nhận trên địa bàn xã Lạng Phong (huyện Nho Quan), hầu hết các hộ chăn nuôi đều chung tâm trạng buồn bã khi bao nhiêu vốn liếng đổ dồn vào chăn nuôi bỗng chốc tiêu tan nhanh chóng.
Bà Hoàng Thị Dung, thôn Tam Đồng, xã Lạng Phong than thở: Đàn heo của gia đình bà có 30 con, dịch tả heo châu Phi quay trở lại đã khiến cả đàn gần như xóa sổ, hiện tại chỉ còn lại 1 heo nái và 3 heo choai tiếp tục theo dõi. Với giá bán heo như hiện tại, ước tính bà thiệt hại hơn 60 triệu đồng.
Theo bà Dung, bao nhiêu vốn liếng tích cóp hai vợ chồng bà đầu tư hết vào xây dựng chuồng nuôi tập trung với 12 ô, mua con giống... Tuy nhiên, từ khi chuồng nuôi đi vào hoạt động thì liên tục bị dịch tả heo châu Phi càn quét, đợt dịch này là lần thứ 3 bà phải ngậm ngùi đưa từng con heo đi tiêu hủy. Lần này, mặc dù số heo phải tiêu hủy không nhiều như hai lần trước nhưng đấy là toàn bộ vốn liếng còn lại của gia đình.
“Đợt dịch trước được nhà nước hỗ trợ mấy chục triệu đồng, hai vợ chồng dùng hết vào tái đàn với dự định gỡ gạc, giờ dịch quay trở lại, bao nhiêu vốn liếng lại lần lượt nối đuôi nhau ra đi, xót ruột lắm mà đành lực bất tòng tâm”, bà Dung buồn bã.
Tương tự, ông Vũ Xuân Ngần, người cùng thôn Tam Đồng chia sẻ: Gia đình ông đầu tư trang trại chăn nuôi heo, lúc cao điểm hơn 30 heo nái, hơn 200 heo thịt nên công tác phòng chống dịch bệnh luôn được đặt lên hàng đầu. Quá trình ra, vào trại nuôi phải thay quần áo, sát khuẩn; sau mỗi lần xuất bán hết heo đều tiến hành phun thuốc khử khuẩn, dùng lửa ga khò đốt khắp chuồng, trại... Tuy nhiên, không biết vì nguyên nhân gì mà đàn heo của ông vẫn mắc dịch tả heo châu Phi.
Đợt dịch lần này, số heo chết của gia đình ông hiện đã lên con số 12, chủ yếu là heo thịt cỡ choai (30kg/con). Với giá bán heo như hiện tại, gia đình ông thiệt hại hơn 20 triệu đồng.
Tuy nhiên theo ông Ngần, thiệt hại của ông cũng như hầu hết các hộ chăn nuôi trong xã không chỉ dừng lại ở số heo chết, tiêu hủy mà số heo khỏe mạnh do ảnh hưởng của dịch nên giá bán cũng lao dốc không phanh, cộng với giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng kéo chi phí đầu tư lên cao càng làm cho thiệt hại trở nên nặng nề hơn.
“28 heo nái sinh sản của gia đình khỏe mạnh, bình thường 20 triệu đồng/con không bán, ấy vậy mà khi có thông tin dịch bệnh trở lại thương lái chỉ trả 5 triệu đồng/con. Thức ăn chăn nuôi giờ về đến trại có giá 343.000 đồng/bao, cao hơn rất nhiều so với trước đây, nếu tính chi ly thì thiệt đơn thiệt kép” ông Ngần cho hay.
Cũng theo ông Ngần, nếu không sớm có vacxin dịch tả heo châu Phi thì hoạt động chăn nuôi của người dân thực sự khó khăn, thậm chí nhiều hộ không giám tái đàn. Trong khi hầu hết những người tham gia chăn nuôi tuổi đời cao, các doanh nghiệp, đơn vị không tuyển dụng, bám vào ruộng đồng, chăn nuôi để duy trì kinh tế cho gia đình mà giờ không thể tiếp tục thì khó khăn lại chồng chất khó khăn.
Ông Bùi Văn Thể, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nho Quan cho biết: Dịch tả heo châu Phi tái bùng phát trên địa bàn huyện chủ yếu là do thời tiết đang ở giai đoạn chuyển mùa, có nhiều diễn biến phức tạp, nền nhiệt độ, ẩm độ cao tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng.
Bên cạnh đó, vacxin dịch tả heo châu Phi hiện vẫn chưa có, chỉ dựa vào hoá chất khử trùng nên hiệu quả không cao. Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch ở một số địa phương, cơ sở chưa thực sự quyết liệt. Lực lượng cán bộ thú y cơ sở mỏng, trong khi địa bàn rộng nên việc kiểm soát tổng đàn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn. Việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch của một số hộ chăn nuôi còn hạn chế, chủ quan...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc