Cấp thiết gia cố 'lưới an toàn' cho Big 4
Việt Nam đứng thứ 2 về phục hồi kinh tế / Hà Nội: Kiếm 50 triệu đồng/tháng nhờ trồng rau hữu cơ
Nhu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng có vốn nhà nướcđang rất bức thiết. |
Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, tuy ngân sách đang khó khăn, song vẫn cần thiết tăng vốn cho 4 ngân hàng thương mại(NHTM) có vốn nhà nước (Big 4) là: Agirbank, Vietcombank, VietinBank và BIDV.
Nguy cơ giảm năng lực tài chính
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc tăng vốn điều lệ cho Agribank và không nhận cổ tức tiền mặt từ 3 NHTM có vốn nhà nước còn lại sẽ khiến ngân sách thêm khó khăn vì “hụt” hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây không phải là lý do để trì hoãn tăng vốn cho các NHTM quốc doanh. Thậm chí, bối cảnh hiện nay càng khiến việc tăng vốn cho các ngân hàng này trở nên cấp bách.
“Tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ cũng phải “hy sinh” nguồn thu cổ tức từ NHTM quốc doanh để giúp các ngân hàng này tăng vốn. Ngân hàng đang nỗ lực hỗ trợdoanh nghiệp, song thực tế, bản thân họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro”, ông Hiếu khuyến nghị.
Theo kế hoạch, trong năm 2020, các NHTM có vốn nhà nước dứt khoát phải giảm khoảng 40% lợi nhuận để hỗ trợ giảm lãi suất. Thực tế từ đầu năm đến nay, các ngân hàng này đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay và đưa ra nhiều gói vay ưu đãi phù hợp với “sức khỏe” của doanh nghiệp trong tình hình dịch bện Covid-19.
Báo cáo tài chính quý II của 4 NHTM quốc doanh cho thấy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm so với năm trước, trong khi nợ xấu tăng lên. Chẳng hạn, Vietcombank có lợi nhuận 6 tháng giảm gần 3%, nợ cần chú ý tăng gấp 3 lần; hay như lãi 6 tháng của BIDV giảm 5%, nợ xấu tăng 15%. Trong khi đó, dù lợi nhuận sau thuế quý II đạt 6.105 tỷ đồng, tăng gần 40% so cùng kỳ năm 2019 nhờ giảm dự phòng, nhưng nợ xấu của của VietinBank lạităng mạnh lên gần 16.000 tỷ đồng...
Theo đánh giá của ông Hiếu, lợi nhuận sút giảm trong bối cảnh rủi ro nợ xấu gia tăng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến an toàn vốn của ngân hàng. Nếu không sớm được cấp vốn, những ngân hàng này sẽ khó làm tốt nhiệm vụ “bệ đỡ” cho nền kinh tế. Củng cố "tấm nệm an toàn" của ngân hàng chính là tạo điều kiện cho các ngân hàng này hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sớm có cơ chế tăng vốn
Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, sự hồi phục của nền kinh tế vẫn còn chậm, nợ xấu tại các ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng. Vì vậy, bổ sung vốn để cácNHTMquốc doanh gia cố "lưới an toàn" là rất cần thiết. Bởi, nếu tình trạng vốnmỏng tiếp diễn, ngân hàng rất dễ bị tổn thương và không thể hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn do đại dịch.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Cơ quan Thanh tra Giám sát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, NHNN vẫn đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các thủ tục thực hiện tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Trong khi đó, cơ chế cho phép các NHTM cổ phần có vốn nhà nước giữ lại cổ tức tiền mặt để tăng vốn như BIDV, Vietcombank và VietinBank vẫn chưa thể ban hành. Mới đây, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước, tiếp tục xử lý vấn đề tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước (VietinBank, Vietcombank) thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần.
Thống đốc kiến nghị Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2015/NĐ-CP để có cơ sở thực hiện tăng vốn cho cácNHTMnhà nước.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đang xây dựng lộ trình tăng vốn cho các NHTM giai đoạn 2021-2026, trong đó có phần tăng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt...
Theo các chuyên gia, tăng vốn cho các NHTM có vốn Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng hiện nay. Trong đó, Agribankvà VietinBank là hai ngân hàng có nhu cầu tăng vốn cấp bách nhất để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tạo tiền đề tăng trưởng các năm sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh