Bộ Tài chính đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
(DNVN) - Hơn một năm qua, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, đã ban hành nhiều quy định tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài cần phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu.
Quy định mới về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp / Chính sách mới sẽ thúc đẩy vốn ngoại vào Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị.
Ban hành nhiều quy định tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Theo đó, Bộ Tài chính đã triển khai các nhiệm vụ của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về cải cách thủ tục hành chính (CCHC), cắt giảm điều kiện kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; hàng năm Bộ Tài chính đều ban hành các chương trình, kế hoạch với các nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị; hướng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai một cách đồng bộ và toàn diện đối với tất cả các lĩnh vực như hiện nay.
Tính từ 1/1/2017 đến hết ngày 31/8/2018, Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 2 luật, 2 nghị quyết; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 71 nghị định, 11 quyết định, soạn thảo và ban hành theo thẩm quyền 210 thông tư. Trong đó, có nhiều quy định đã tác động mạnh mẽ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và là cơ sở pháp lý để đơn giản hoá TTHC như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý nợ công...
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả và để các văn bản QPPL trong lĩnh vực tài chính nhanh chóng đi vào cuộc sống, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được Bộ Tài chính xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được thực hiện thường xuyên. Qua đó, đã tăng cường tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tài chính trong thực thi công vụ cũng như việc chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị này là để làm rõ những việc chưa làm được trong thời gian qua và lắng nghe tiếp thu ý kiến của đại diện các bộ, ngành, văn phòng Chính phủ… Qua đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, nghành xử lý ngay những tồn tại để thực hiện tốt cải cách TTHC trong thời gian sắp tới.
Cải cách là nhiệm vụ trọng tâm
Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực với phạm vi quản lý rất rộng trên cả nước, có nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, vì vậy trong thời gian tới, để giữ vững, nâng cao vị trí xếp hạng đồng thời tăng cường hiệu quả triển khai công tác CCHC cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ cải cách thể chế Bộ Tài chính, TTHC, đổi mới quy trình quản lý, giải pháp về hiện đại hóa, ... cho đến công tác cán bộ.
Do đó, về công tác CCHC của Bộ Tài chính ngày càng được quan tâm và đi vào nề nếp, chất lượng và hiệu quả công việc ngày một rõ nét hơn, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Đồng thời, coi công tác cải cách thể chế Bộ Tài chínhlà nhiệm vụ trọng tâm. Việc nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính đã đáp ứng yêu cầu tiến độ và nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kịp thời giải quyết những vấn đề lớn phát sinh trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế.
Liên quan đến công tác cải cách TTHC được đẩy mạnh, Bộ Tài chính xây dựng các văn bản QPPL có quy định TTHC theo hướng kiểm soát chặt chẽ việc ban hành TTHC, đánh giá tác động TTHC đầy đủ kết hợp với nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa TTHC chú trọng đối với lĩnh vực thuế, hải quan tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được nâng lên và phát triển theo hướng hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước của bộ.
Ngoài ra, những kết quả cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Tài chính đã tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, Do đó, không chỉ có kết quả trong từng lĩnh vực mà giữa các lĩnh vực tài chính đã có sự bổ trợ cho nhau, tạo hiệu ứng nâng cao hiệu quả công tác CCHC đối với toàn ngành, góp phần thiết thực vào việc tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và được cộng đồng doanh nghiệp đánh đánh giá cao và hiệu quả.
Ông Nguyễn Nguyên Dũng - Phó Cục trưởng Cục kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ cho rằng, về những nỗ lực của cải cách TTHC được đánh giá cao cùng với công tác cải cách, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ là hết sức quan trọng, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ về thể chế của Bộ Tài chính trong thời gian qua.
Tuyết Thùy
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo