Chính sách

Công nghiệp chế biến gỗ sẽ là ngành kinh tế quan trọng vào năm 2030

DNVN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 327/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030”. Đề án đặt mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Ngành chế biến gỗ "đón gió" hay "tránh báo" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung? / Thủ tướng yêu cầu quan tâm đến trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ

Khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng thương hiệu "Gỗ Việt"

"Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030” (Đề án) xác định mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, tăng hơn 9 tỷ USD so với hiện nay. Trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030.

Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.

Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng vào năm 2030.

Đặc biệt, mục tiêu chung đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Một trong các nhiệm vụ của Đề án là phát triển hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể, hình thành 5 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến gỗ và doanh nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ.

Cùng với đó là, xây dựng 1 trung tâm triển lãm đồ gỗ quốc gia tầm cỡ quốc tế; khuyến khích phát triển các trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ phù hợp với nhu cầu, văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng.

Đề án cũng đặt yêu cầu tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế; thực hiện có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng Online hoặc qua các sàn thương mại điện tử.

Phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển. Thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với môi trường.

Xây dựng và phát triển thương hiệu "Gỗ Việt", khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng thương hiệu "Gỗ Việt", góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín sản phẩm gỗ của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế; thực hiện có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Tăng cường năng lực dự báo và thông tin, đa dạng hóa thị trường

Để đạt được mục tiêu này, ngành lâm nghiệp đưa ra nhiều giải pháp như toàn ngành sẽ đổi mới, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp.

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Ưu tiên đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại để tạo những bước đột phá trong nghiên cứu, chọn, tạo và sản xuất giống, công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp để kịp thời giải quyết các vấn đề, thách thức của ngành.

Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngành lâm nghiệp chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các cán bộ, hộ gia đình tham gia phát triển rừng.

Ngoài ra, ngành lâm nghiệp sẽ tập trung đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics. Tổ chức lại vùng sản xuất tập trung theo định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực phù hợp với lợi thế của từng vùng gắn với cơ giới hóa đồng bộ và kết nối với khu chế biến lâm sản và dịch vụ thương mại; phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết vùng nguyên liệu quy mô, tập trung với nhà máy chế biến; giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị sản phẩm gỗ.

Mặt khác, tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường, đa dạng hóa thị trường, nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường mới. Tăng cường hợp tác quốc tế, khai thác tốt tiềm năng thị trường từ các hiệp định, cam kết quốc tế; tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức lâm nghiệp quốc tế, khu vực và song phương; tăng cường thu hút các nguồn vốn quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chủ động hợp tác trong nghiên cứu, giáo dục, đào tạo để tiếp cận khoa học và công nghệ lâm nghiệp tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Chủ động tham gia chuỗi cung lâm sản toàn cầu; hài hòa các quy định về lâm nghiệp của quốc gia với quốc tế; thực thi hiệu quả các hiệp định quốc tế song phương và đa phương.


Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm