Chính sách

RCEP được ký kết sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu Covid-19

DNVN - Đại diện Bộ Công thương cho biết: "việc tìm kiếm xây dựng thị trưởng ổn định cho các sản phầm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với các sản phẩm ta có thế mạnh có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng, phục hồi kinh tế sau đại dịch mà còn chuẩn bị sẵn sàng giúp ta ứng phó những thách thức khó lường trong tương lai”.

RCEP chính thức có hiệu lực, ngành nào sẽ là thế mạnh của Việt Nam? / Doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội lớn từ Hiệp định RCEP

Covid-19 bùng phát đã làm ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và của khu vực. Sự gián đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới mà còn ảnh hướng đến xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên mạnh mẽ.

Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết vào ngày 5/11 vừa qua đã đánh dầu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định, trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Tại buổi sinh hoạt báo chí chuyên đề "Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức" do Bộ Công Thương chủ trì, Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên khẳng định “Hiệp định RCEP về cơ bản sẽ không tạo ra áp lực cạnh tranh mới và gia tăng cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam”.

RCEP được ký kết sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Việt Nam như thế nào?

RCEP được ký kết sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Việt Nam như thế nào?

Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát mạnh và khó kiếm soát ở cả Việt Nam và thế giới đã gây tác động tiệu cực làm cho rất nhiều các doanh nghiệp đã phải điêu đứng, phải đóng cửa, phá sản, người lao động thất nghiệp hàng loạt. Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Chính vì vậy, một vấn đề được rất nhiều người đặc biệt là các cơ quan báo chí quan tâm đó là việc Hiệp định RCEP sau khi được ký kết và có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam hậu Covid-19 như thế nào?

Trả lời vấn đề này, ông Lương Hoàng Thái,Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư và hài hòa hóa quy tắc xuất xứ giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, “Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của ta. Việc tìm kiếm và xây dựng thị trưởng ổn định cho các sản phầm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với các sản phẩm mà ta có thế mạnh có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng, phục hồi kinh tế sau đại dịch mà còn chuẩn bị sẵn sàng giúp ta ứng phó với những thách thức khó lường trong tương lai”, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Được biết, sau khi được ký kết và thực thi, Hiệp định RCEP sẽ tạo nên một khu vực thương mại tự do lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP gần 27 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng gần 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, hài hòa quy tắc xuất xứ, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm