Chính sách

Thuế dịch vụ số và thương mại điện tử: Tim giải phát chống thất thu

DNVN - Ước tính mỗi năm ngành thuế đang thất thu khoảng 85% số thuế phải thu từ hai "ông lớn" công nghệ Google và Facebook. Tuy nhiên, theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy (Đoàn Bến Tre), các giải pháp chống thất thu thuế với dịch vụ số xuyên biên giới, kinh doanh thương mại điện tử mà Bộ trưởng Tài chính đưa ra chưa hiệu quả.

Bộ Công Thương lên tiếng về thông tin nhập khẩu và giá xăng của Malaysia / Đề xuất bỏ yêu cầu bảo hiểm có nội dung chi trả điều trị COVID-19

Sáng 8/6, tại phiên chất vấn tại nghị trường Quốc hội với Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) nêu vấn đề: Việc quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã có sự quan tâm và chuyển biến. Tuy nhiên, số thu chưa tương xứng với doanh thu "khủng" của các nền tảng kinh doanh xuyên biên giới ở Việt Nam, như Google, Facebook hay Netflix, có thể gây ra thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Nguy hại hơn là tạo tình trạng bất bình đẳng giữa những người kinh doanh.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT là vấn đề rất khó, nhưng Bộ Tài chính đã chủ động đấu tranh trong lĩnh vực này. Như kỳ trước, Bộ Tài chính báo cáo đã thu được trên 5 nghìn tỷ đồng từ các sàn TMĐT. Những tháng đầu năm nay, con số Bộ thu được là gần 500 tỷ đồng.
Hiện Việt Nam có khoảng trên 100 sàn TMĐT xuyên biên giới, có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn TMĐT, trong đó có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn cung cấp dịch vụ và 3 công ty đối tác. Hiện Bộ đã thiết lập Cổng đăng ký và thanh toán xuyên biên giới. Như vậy, các doanh nghiệp xuyên biên giới có thể đăng ký để nộp thuế.

Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, quản lý thu thuế sàn TMĐT rất khó và gian nan.
Vừa qua, Facebook, Google và Microsoft lần lượt nộp 1.965 tỷ đồng, 1.902 tỷ đồng, 651 tỷ đồng.
"Việc quản lý sàn TMĐT rất khó, bởi vì máy chủ của sàn TMĐT đặt ở nước ngoài và thực hiện phương châm thanh toán bằng tiền mặt. Việc này rất gian nan nhưng chúng tôi sẽ cố gắng. Hiện nay chúng tôi đã thực hiện kê khai, xây dựng cổng, quy định mức thu và thông báo, vận động, giải thích để các sàn TMĐT cũng như các ông chủ công nghệ phải đăng ký nộp thuế", người đứng đầu Bộ Tài chính nói.
Vừa qua, Bộ Tài chính dự định ban hành thông tư yêu cầu chủ sàn kinh doanh TMĐT phải nộp thuế thay cho những người tham gia trên sàn TMĐT nhưng vấp phải sự phản đối của dư luận vì cho rằng việc làm này không đúng. Dư luận cho rằng, sàn TMĐT giống như chợ, không bắt ông chủ chợ nộp được mà phải tìm từng khách để nộp. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Bộ đang nghiên cứu và tìm phương án tối ưu nhất để thực hiện được vấn đề thu trên sàn thương mại điện tử.
Cho rằng vấn đề chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số không mới, nhiều lần Bộ trưởng Tài chính đã trả lời, trả lời từ lâu và đưa ra nhiều giải pháp, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) đánh giá, giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra như "nỗ lực, cố gắng" là chưa hiệu quả.
Hiện nay, ước tính mỗi năm ngành thuế vẫn thất thu khoảng 85% số thuế mà phải thu từ Google và Facebook. Đại biểu đoàn Bến Tre đề nghị Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu những giải pháp hữu hiệu hơn để chống thất thu thuế đối với lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số, đặc biệt là những giải pháp về xây dựng pháp luật.
Giải trình về vấn đề này, người đứng đầu Bộ Tài chính cho rằng đây là một lĩnh vực rất mới và hiện nay chúng ta đang thất thu rất lớn đối với sàn TMĐT và kinh doanh công nghệ. Do vấp phải sự phản đối từ dư luận khi đưa ra thông tư yêu cầu chủ sàn kinh doanh TMĐT phải nộp thuế thay cho những người tham gia trên sàn đó, nên Bộ đang dừng lại để nghiên cứu.
Những người tham gia ở đây có khi là ở nước ngoài, không hẳn là chỉ trong nước, không có địa chỉ để truy thu được cho nên cũng rất khó khăn. Do đó, Bộ vẫn đang nghiên cứu việc này.
Các tập đoàn công nghệ như You Tube, Google, Microsoft... đã đăng ký nộp thuế đầy đủ. Một khoản thất thu rất lớn đối với các mặt hàng bán lẻ qua Zalo, qua Facebook, thanh toán nhận hàng trả bằng tiền mặt...
Vừa qua, với việc khai trương Cổng thông tin điện tử nộp thuế xuyên biên giới, các công ty về công nghệ kê khai nộp thuế trên cổng này để kinh doanh ở Việt Nam. Các sàn TMĐT cũng đang tích cực kiểm tra. Đối với Zalo, Facebook và một số các nền tảng khác, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành khác để quản lý việc thu thuế.
"Trong tương lai chắc chắn phải xây dựng một hệ thống công nghệ để kiểm soát và gói tự động thu tiền thông qua hệ thống vay ngân hàng. Ví dụ như vay có chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng xuyên biên giới. Thông qua đó để có tỷ lệ lãi xuất, có thể sẽ tự động vay cấn trừ. Như vậy hoạt động vay sẽ thuận lợi hơn. Vấn đề này chúng tôi đang đưa ý tưởng, đang nghiên cứu nên chưa thể có kết luận được", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm