Chính sách

Tiếp tục hoàn thiện Nghị định 15 về an toàn thực phẩm để hỗ trợ doanh nghiệp

DNVN - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, sau 5 năm triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm, ở một số địa phương vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nhiều lần. Thậm chí, có những yêu cầu nằm ngoài quy định.

6 cách thải độc đường ruột đơn giản, an toàn: Sử dụng toàn thực phẩm rẻ tiền, chợ nào cũng bán / Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, ngày 2/2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Nghị định được đánh giá là cải cách thể chế đột phá, thể hiện thay đổi căn bản trong tư duy về quản lý Nhà nước (QLNN), chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Theo CIEM, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP triển khai và đi vào cuộc sống được 5 năm. Đây là văn bản pháp lý có tác động lớn tới cộng đồng doanh nghiệp ngành thực phẩm và làm thay đổi cách thức quản lý của nhà nước trong lĩnh vực ATTP, do đó cần thiết phải thực hiện đánh giá tác động. Việc đánh giá tác động có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và tổ chức thực thi chính sách về quản lý ATTP cũng như chính sách về QLNN trong lĩnh vực chuyên ngành khác.

Báo cáo tại hội thảo “5 năm triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm: Kết quả, vấn đề và kiến nghị”, sáng ngày 22/3, đại diện CIEM nhấn mạnh, nghị định được đánh giá là điển hình cải cách về phương thức QLNN đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và hàng hoá. Các cơ quan thực thi và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những thay đổi của nghị định và kỳ vọng điều này sẽ tạo tiền lệ tốt cho cải cách trong các lĩnh vực QLNN khác.

Đại diện CIEM nhấn mạnh, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP là điển hình cải cách về phương thức QLNN đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và hàng hoá. Ảnh: Hà Anh.

Cụ thể, nghị định đã áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hoá. Bổ sung các đối tượng được miễn kiểm tra; cải cách toàn diện QLNN về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu.

Đồng thời, phân cấp QLNN, khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, tầng nấc, trùng lặp; tạo sự linh hoạt, chủ động cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính.

Việc điều chỉnh, sửa đổi của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP là phù hợp với thông lệ quốc tế. Vừa tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giảm áp lực cho cơ quan hải quan, vừa tạo áp lực nâng cao năng lực quản lý và chất lượng quản trị của cơ quan QLNN về ATTP.

Kết quả khảo sát của CIEM cho thấy doanh nghiệp được tiết giảm đáng kể về thời gian, chi phí và giảm rủi ro; có thêm cơ hội đa dạng hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy, số lượng doanh nghiệp ngành thực phẩm tăng lên nhanh chóng; tạo cơ hội việc làm, thu nhập cho hàng chục triệu lao động. Đóng góp quan trọng vào GDP và tăng trưởng của nền kinh tế.

Về phía cơ quan QLNN, hoạt động hậu kiểm được tăng cường và thực hiện thường xuyên hơn. Cơ quan hải quan được giảm tải áp lực thông quan. Thời gian giải phóng hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thông quan theo các cam kết quốc tế.

Tuy nhiên, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP vẫn còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Đó là quy định chưa rõ ràng, cụ thể trong cách thức xác định tỷ lệ lô hàng nhập khẩu trong trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Còn tồn tại việc thực thi thiếu nhất quán đối với trường hợp sản phẩm là mẫu thử nghiệm.

“Ở một số cơ quan địa phương vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nhiều lần, thậm chí có những yêu cầu nằm ngoài quy định. Nghị định còn thiếu các quy định về đăng ký các thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia mới”, đại diện CIEM nhấn mạnh.

Thời gian tới, khi thực hiện dự án Luật sửa đổi Luật an toàn thực phẩm, cộng đồng doanh nghiệp trông chờ những tiến bộ của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP tiếp tục được duy trì. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức thì sự ổn định của chính sách và những thay đổi thể chế theo hướng thúc đẩy tự do và an toàn kinh doanh là điều cần thiết.


Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm