Cổ phiếu “lao dốc’ không phanh, Chủ tịch Phát Đạt và công ty riêng bị bán giải chấp gần 5,2 triệu cổ phiếu PDR
TTCK Việt Nam thăng hạng, có thể tăng 10- 15 tỷ USD / Nhiều yếu tố hỗ trợ đặc trưng tạo đà cho thị trường chứng khoán tăng trưởng
Cụ thể ngày 7/11, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt, HoSE: PDR) bị bán giải chấp 1,8 triệu cổ phiếu PDR.
Cùng ngày, TVSI cũng thông báo bán giải chấp 1,9 triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Công ty TNHH Phát Đạt Holdings.
Thời gian dự kiến bán giải chấp từ ngày 08/11/2022 đến khi đủ tỷ lệ ký quỹ theo quy định.
Được biết, hiện Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt đang nắm hơn 332 triệu cổ phiếu PDR, tương ứng 49,45% vốn; còn Phát Đạt Holdings sở hữu 73,6 triệu cổ phiếu, chiếm 10,96%. Ông Đạt đồng thời là Chủ tịch của Phát Đạt Holdings.
Trước đó, ngày 4/11/2022, TSVI đã thông báo bán giải chấp 750.000 cổ phiếu PDR của Chủ tịch Phát Đạt và 720.000 cổ phiếu PDR của Công ty TNHH Phát Đạt Holdind, dự kiến giải chấp ngày 7/11/2022.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại Chủ tịch Phát Đạt và công ty riêng bị bán giải chấp gần 5,2 triệu cổ phiếu PDR.
Về thị giá cổ phiếu, do ảnh hưởng chung của thị trường, mã cổ phiếu PDR đang trên đà “lao dốc” và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chốt phiên giao dịch ngày 7/11/2022, cổ phiếu PDR đang “nằm sàn” với giao dịch với mức giá 34.900 đồng/cp, giảm 2.600 đồng/cp so với phiên giao dịch trước đó (tương đương giảm 6,93%). Đây là phiên thứ 2 liên tiếp mã cổ phiếu này “nằm sàn” và là phiên thứ 14 giảm giá liên tục.
Ngoài ra, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, hiện có khoảng 183 triệu cổ phiếu PDR được Phát Đạt làm tài sản thế chấp, đảm bảo cho các khoản vay tài chính của mình. Trong đó đáng chú ý, Phát Đạt dùng hơn 126,1 triệu cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho 10 lô trái phiếu với tổng giá trị hơn 2.846 tỷ đồng.
Liên quan đến nợ vay tài chính, tính đến ngày 30/9/2022, tổng nợ vay Phát Đạt ở mức hơn 5.265 tỷ đồng, tăng hơn 1.838 tỷ đồng so với hồi đầu năm (tương đương tăng 53,6%). Trong đó, nợ vay tài chính ngắn hạn tăng 158% lên mức 2.081 tỷ đồng, nợ vay tài chính dài hạn tăng 21,5% lên mức 3.184 tỷ đồng.
Điều này khiến cho chi phí tài chính của trong quý 3/2022 tăng “đột biến” gấp 4 lần so với cùng kỳ đạt ở mức 157,4 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay (132,2 tỷ đồng).
Sang năm 2023, Phát Đạt phải trả tất toán các khoản vay nợ gần gần 3.251 tỷ đồng. Đồng thời cuối năm 2022, Phát Đạt cũng phải tất toán khoản vay 220 tỷ đồng cho các bên liên quan. Trong khi đó, tình hình kinh doanh của Phát Đạt không mấy khả quan khi doanh thu thuần chỉ vỏn vẹn 11 tỷ đồng trong quý 3/2022.
Tuy nhiên, nhờ chuyển nhượng công ty con nên đại gia Bất động sản này báo lãi lợi nhuận sau thuế hơn 711 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Qua đó có thể thấy, áp lực từ các khoản vay phải tất toán của Phát Đạt trong thời gian tới là rất lớn. Đặc biệt trong bối cảnh doanh thu và cổ phiếu giảm, dòng tiền âm nặng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo