Chứng khoán

TTCK Việt Nam thăng hạng, có thể tăng 10- 15 tỷ USD

DNVN - Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc lạm phát thấp và sắp có hệ thống thanh toán mới, được thăng hạng thành TTCK mới nổi. Các chuyên gia dự báo thị trường này có thể tăng lên khoảng 10- 15 tỷ USD.

TTCK 2015: Giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân đạt 2.495 tỷ đồng/phiên / Cần ít nhất 1.500 tỷ để gia nhập Top10 người giàu nhất TTCK Việt Nam 2015

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Các chính sách của Chính phủ thời gian qua, đặc biệt là chính sách tiền tệ có thể dự báo từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng khá cao và tỷ lệ lạm phát khá thấp khoảng 4%.

Thậm chí, nếu lạm phát lên tới 5% thì con số này vẫn là thấp trong thời điểm hiện tại. Nhờ ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam có thể phục hồi lại được thị trường tài sản, tạo điều kiện cho thị trường tài sản phát triển ổn định.

TTCK Việt Nam có thể tăng 10- 15 tỷ USD thời gian tới.

“Nếu lãi suất không tăng, tỷ giá ổn định sẽ tạo nền tảng tài chính quan trọng cho TTCK. TTCK Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc lạm phát thấp, cộng với việc tới đây TTCK có hệ thống thanh toán mới, có thể tạo ra một xung lực mới cho thị trường.

Cùng với đó, sắp tới, TTCK Việt Nam được thăng hạng thành TTCK mới nổi. Các chuyên gia dự báo có thể làm cho thị trường này tăng lên khoảng 10 tỷ USD đến 15 tỷ USD”, ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa đánh giá cao về công tác tài khóa của Việt Nam thời gian qua. Ông cho rằng lạm phát ở Việt Nam chủ yếu là lạm phát chi phí đẩy nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rất thận trọng trong việc thực thi chính sách này.

Đối với giảm lạm phát chi phí đẩy, quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp về thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu… Nếu NHNN thắt chặt tiền tệ sẽ rất nhanh chóng dẫn đến giảm nguồn cung (sản xuất suy giảm), đồng nghĩa với việc làm cho lạm phát tăng lên. Tuy nhiên nếu nới lỏng tiền tệ sẽ làm cho tăng giá bán.

“May mắn nhất trong quá trình diễn ra dịch bệnh COVID-19 là chúng ta sử dụng hầu hết công tác tài khóa và gần như không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách như Nhật Bản, châu Âu đã làm. Cho nên không có lạm phát đầu kéo, giúp Việt Nam trong thời điểm hiện tại gần như thoát được khỏi vòng xoáy của lạm phát quốc tế và vòng xoáy của suy thoái”, ông Nghĩa nhận định.

Hoài Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm