Tháng 3/2021: 113.191 tài khoản chứng khoán mở mới, bằng xấp xỉ 30% cả năm 2020
Thị trường chứng khoán 6/4: VNindex tiếp tục thiết lập đỉnh mới, khối ngoại bán mạnh CTG / VNIndex tăng điểm 6 điểm phiên tiếp, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 3, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 113.340 tài khoản chứng khoán, đây là con số kỷ lục chưa từng có từ trước tới nay, tương đương 29% tổng tài khoản được mở mới trong cả năm 2020.
Dựa trên số liệu trên, thì trung bình trong một ngày tháng 3 (không tính ngày nghỉ) 4.928 tài khoản được mở mới. Lũy kế quý 1, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới là 256.695 tài khoản, bằng 65% cả năm 2020. Trong số 113.340 tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trong tháng 3 có tới 113.191 tài khoản từ các nhà đầu tư cá nhân và 149 tài khoản từ các tổ chức.
Tính tới cuối tháng 3, tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước hiện đạt gần 3 triệu, tương đương khoảng 3% dân số. Cũng trong tháng 3, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 535 tài khoản, con số cao nhất kể từ tháng 5/2018 tới nay.
Việc khối lượng nhà đầu tư ồ ạt vào thị trường chứng khoán đã tạo nên một lực cầu lớn, cân bằng với lực bán ròng ồ ạt của nhà đầu tư nước ngoài trong suốt quý 1, hơn 14.000 đồng trên HoSE, gần bằng lượng bán ròng trong cả năm 2020. Dòng tiền từ các nhà đầu tư "F0" cũng góp phần quan trọng giúp VN-Index hồi phục mạnh, từ mức 1.056 điểm vào cuối tháng 1 lên trên 1.200 điểm vào đầu tháng 4. Thanh khoản thị trường cũng duy trì mức rất cao với giá trị giao dịch các phiên thường ở mức gần 20.000 tỷ đồng, qua đó khiến sàn HoSE liên tục nghẽn lệnh.
Việc nhà đầu tư nội ồ ạt mở tài khoản chứng khoán thời gian gần đây được cho là do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đáng kể nhất là việc Lãi suất huy động ngày càng giảm sâu. Vụ Dự báo, thống kê Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý II/2021, tiến hành từ ngày 25/2/2021 đến ngày 12/3/2021. Tại kỳ điều tra này, tỷ lệ các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm trong quý II/2021 và cả năm 2021 đạt cao hơn so với tỷ lệ TCTD dự báo mặt bằng lãi suất tăng.
Ngoài ra còn có nguyên nhân tới từ kênh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại vì Nghị định 81 có hiệu lực vào đầu tháng 9; Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và là điểm sáng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020; định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn so với các quốc gia trong khu vực và triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi trong 2 năm tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo