Chứng khoán

VNIndex tăng điểm 6 điểm phiên tiếp, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

DNVN - VN Index tiếp tục kéo dài đà tăng sang phiên thứ 6 liên tiếp sau khi vượt đỉnh lịch sử 1,200 điểm với thanh khoản giao dịch trên thị trường tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Cổ phiếu Vinamilk VNM giá sụt giảm mạnh do khối ngoại liên tục bán ròng / Vì sao khối ngoại liên tục rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam?

VN Index tiếp tục kéo dài đà tăng sang phiên thứ 6 liên tiếp sau khi vượt đỉnh lịch sử 1.200 điểm với thanh khoản giao dịch trên thị trường tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Trong phiên ngày 05/04, VN-Index tăng hơn 20 điểm sau ATO, lên 1,245.28 điểm. Tuy nhiên, khi tâm lý thị trường đang hưng phấn, áp lực bán dần gia tăng. Nhiều mã cổ phiếu tăng cao trong thời gian qua chịu áp lực chốt lời đã khiến nhịp tăng của VN-Index thu hẹp dần theo thời gian giao dịch, chỉ số thậm chí lùi về sát tham chiếu vào cuối phiên sáng. Tuy nhiên nhờ sự bứt phá của nhiều cổ phiếu bluechips mà đặc biệt là đà tăng của cổ phiếu VCB, chỉ số vẫn duy trì mức tăng trên 1.00% cho tới hết phiên sáng. Phiên chiều không có quá nhiều điểm nhấn, khi mà đà tăng của VN-Index vẫn được giữ ở mức cao, đưa chỉ số tăng 11.60 điểm (+0.95%), chốt phiên tại mức 1,236.05 và HNX – Index dừng tại mức 291.24 (-1.24%). Thanh khoản duy trì ổn định ở mức cao với tổng giá trị trên cả ba sàn đạt khoảng trên 20,000 tỷ VNĐ. Theo đánh giá của công ty chứng khoán VCBS, VN - Index vẫn đang vận động mang tính tích lũy và ổn định mặt bằng giá trung hạn sau khi vượt mốc 1,200 điểm. Theo đó, thị trường được kỳ vọng dòng tiền vẫn sẽ duy trì ổn định và theo đó mở ra cơ hội cho nhà đầu tư trên thị trường để tích lũy thêm những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt với nền tảng tài chính lành mạnh.

Một số tin tức đáng chú ý của thị trường trong tuần đó là sản xuất công nghiệp quý 1 tăng 5,7%. Theo thống kê của Bộ Công thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2021 ước tính tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, chỉ số chung của cả quý 1/2021 ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia là các quốc gia chịu tác động lớn nhất bởi việc tạm dừng xuất khẩu vaccine AstraZeneca của Ấn Độ. Nguồn cung vaccine theo chương trình Covax tại Việt Nam giảm 40% xuống 811.200 liều. 811.200 liều vaccine phòng Covid-19 của COVAX Facillity về đến Hà Nội. Lô vaccine trên dự kiến được giao ngày 25/3, nhưng phải trì hoãn bởi thiếu nguồn cung.

Fitch Ratings nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”, đồng thời giữ nguyên bậc xếp hạng nhà phát hành tiền gửi ngoại tệ dài hạn ở mức “BB”.

Trong khi đó trên thế giới, Mỹ khủng hoảng, nhưng có thể tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 1/4, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cho biết, ông lạc quan về đà phục hồi của kinh tế Mỹ. Các số liệu gần đây cho thấy đại dịch tại nước này sắp chấm dứt. "Dĩ nhiên vẫn còn các rủi ro ngoài kia. Nhưng tình hình rõ ràng rất đáng khích lệ", ông nói, "Nỗ lực tiêm vaccine đang tăng tốc. Các số liệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ bùng nổ. Tôi dự báo Mỹ tăng trưởng 6,5% năm nay. Đây là tốc độ rất cao với nền kinh tế này, có thể còn cao hơn cả Trung Quốc". Tổng thống Joe Biden giới thiệu gói đầu tư trị giá 2.000 tỷ USD, bao gồm: 621 tỷ USD hạ tầng giao thông, 174 tỷ USD xây dựng thị trường xe điện, và các lĩnh vực khác. Thuế doanh nghiệp dự kiến tăng từ 21% lên 28%, và các kẽ hở với các nghiệp vụ chuyển lợi nhuận khỏi Hoa Kỳ cũng sẽ được siết chặt, nhằm tạo vốn cho gói trên.

Sau khi hoàn tất cuộc họp chính sách lần thứ 15 vào ngày 01/04/2021, OPEC+ sẽ tăng dần sản lượng trong các tháng tới. Dự kiến, mức tăng sản lượng trong tháng Năm và tháng Sau là 350 nghìn thùng/ngày, trước khi tăng 400 nghìn thùng trong tháng 7/2021.

VN Index cho phản ứng hồi phục mạnh sau khi kiểm định ngưỡng 1.150 điểm, cho thấy đây là ngưỡng hỗ trợ tương đối “cứng” trong ngắn hạn. Nhà đầu tư nên đứng ngoài thị trường và quan sát diễn biến trước khi đưa ra bất cứ quyết định đầu tư nào. Ngưỡng kháng cự tại 1.245 – 1.250, ngưỡng hỗ trợ tại 1.150 – 1.160.

Các cổ phiếu cần được quan tâm trong tuần theo khuyến nghị của công ty chứng khoán TCBS

Công ty Cổ phần Đạt Phương DPG: Công ty đặt kế hoạch 2021 khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt 283 tỷ (tăng trưởng 45% so với cùng kỳ). Động lực đến từ việc bàn giao dự án Casamia Hội An, kèm thi công hàng loạt gói thầu xây dựng với tổng giá trị chuyển tiếp xấp xỉ 2.500 tỷ đồng. Triển vọng dài hạn tích cực với các dự án bất động sản gối đầu tiềm năng như Khu đô thị Bình Dương, Cồn Tiến, Đồng Nà,... cùng với đó là sự ổn định từ lĩnh vực thủy điện và xây dựng. Định giá ở mức hấp dẫn (Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu PE 6.x so với trung bình ngành 18.x).

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB: Động lực tăng trưởng của VCB trong năm 2021 đến từ những yếu tố như tín dụng sẽ hồi phục trở lại sau 1 năm khó khăn, ước tính tăng trưởng tín dụng có thể đạt 16%; dự phòng rủi ro đã được trích lập mạnh trong quý 4/2020, tỷ lệ dự phòng/nợ xấu đạt 370%, làm bước đệm tốt cho việc xử lý các khoản nợ cơ cấu do Covid trong năm nay; tiếp tục ghi nhận phần phí upfront từ hợp đồng banca do chúng tôi nhận thấy VCB mới chỉ ghi nhận 1 phần khoản thu này trong năm 2020; định giá VCB ở mức Giá/Giá trị sổ sách P/B 3.0x – thấp hơn mức trung bình 5 năm gần nhất, đánh giá mức này là hấp dẫn để đầu tư VCB nếu nhìn vào vị thế của VCB và triển vọng các năm tới.

Trong khi đó danh mục được khuyến nghị của công ty chứng khoán SSI bao gồm các mảng: Bất động sản nhà ở (VHM, NLG, DXG), Công nghệ thông tin (FPT), Tài chính (TCB, VPB, STB, CTG), Tiêu dùng (MWG, MSN), Dệt may (TNG, TCM, STK), Thép (HPG, HSG), Đường (SBT).

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm