Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 24/6: Dòng tiền suy yếu, thị trường ảm đạm

DNVN - VN-Index khởi đầu phiên giao dịch ngày 24/6/2021 tương đối tích cực khi chứng kiến hàng loạt cổ phiếu lớn tăng giá trong phiên ATO. Tuy vậy, vơi xu hướng thận trọng bao trùm lên thị trường trong thời gian gần đây, VNgiảm Index tiếp tục giao dịch quanh mức tham chiếu.

Chiến lược đầu tư chứng khoán tuần 21/6 – 25/6/2021 / Quỹ đầu tư ETF của Anh mới tập trung vào 5 nước Châu Á, trong đó có Việt Nam

VN-Index khởi đầu phiên giao dịch ngày 24/6/2021 tương đối tích cực khi chứng kiến hàng loạt cổ phiếu lớn tăng giá trong phiên ATO. Tuy vậy, vơi xu hướng thận trọng bao trùm lên thị trường trong thời gian gần đây, VN-Index tiếp tục giảm giao dịch quanh mức tham chiếu. Kết phiên sáng, chỉ số giảm 0.39 điểm xuống còn 1,376.48 điểm. Trong một ngày giao dịch với khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh trên cả hai sàn, VN-Index không thể bức phá khỏi ngưỡng kháng cự. Trong phiên chiều, chỉ số giao dịch giằng co và kết phiên ngay trên mức tham chiếu, tăng nhẹ 2.85 điểm.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index tiếp tục xuất hiện cây nến đỏ nhỏ thứ 4, dạng ‘Doji’ tại vùng kháng cự 1.380 giảm 1.385 điểm, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy thị trường đang khó khăn trong việc thiết lập đà tăng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần lưu ý mô hình ‘Bearish tri giảm star’ (nến đảo chiều), cho tín hiệu đảo chiều giảm giá tại vùng đỉnh.

Trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.370 - 1.375 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.360 - 1.365 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1.380 - 1.385 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.390 - 1.395 điểm.

Đóng cửa, sàn HOSE có 112 mã tăng và 274 mã giảm, VN-Index tăng 2,85 điểm (tăng 0,21%), lên 1.379,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 591,7 triệu đơn vị, giá trị 18.484,4 tỷ đồng. Giảm gần 17% về khối lượng và 12% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 53,6 triệu đơn vị, giá trị gần 1.811 tỷ đồng.

VN-Index tăng điểm nhờ sự hỗ trợ của một số mã trụ, đặc biệt là sự trở lại của VCB sau khi có nhịp điều chỉnh ở phiên sáng. VCB chiều nay lấy lại đà tăng và tiếp tục vượt mức đỉnh thiết lập trong phiên trước đó với thanh khoản tương đối, hơn 1,4 triệu đơn vị. VIC, VHM, VRE, NVL, GVR và GAS cũng là các mã hỗ trợ cho đà tăng của thị trường hôm nay.

Trong nhóm bất động sản đáng chú ý, có PDR tăng 3,4% lên 89.000 đồng, NVL tăng 2,7% lên 115.000 đồng, với thanh khoản trên dưới 3 triệu đơn vị; VHM tăng 0,7% lên 112.100 đồng, thanh khoản gần 4 triệu đơn vị. Trong các mã trụ khác, đáng kể có GAS tăng 2% lên 95.800 đồng, VRE tăng 1,6% lên 32.000 đồng, CTG tăng 1,3% lên 53.400 đồng, phần còn lại chỉ nhích nhẹ, với VCB tăng 0,9%, VHM tăng 0,7%, SSI tăng 0,6%, VIC tăng 0,5%, VJC tăng 0,3%.

Trái lại, giảm mạnh nhất là STB giảm 2,5% xuống 29.000 đồng, KDH giảm 1,8% xuống 36.200 đồng, HPG giảm 1,6% xuống 50.600 đồng, BVH và VNM cùng giảm 1,4%, POW giảm 1,2%, PLX giảm 0,9%, REE giảm 0,9%.

Ba mã ngân hàng CTG, MBB và STB dẫn đầu thanh khoản trong nhóm và cũng là ba cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh cao nhất HOSE với CTG khớp 24,59 triệu đơn vị, MBB khớp 22,47 triệu đơn vị, STB khớp 21,74 triệu đơn vị.

Dù 3 mã dẫn đầu thanh khoản HOSE hôm nay là các mã ngân hàng, nhưng xét chung, dòng tiền đã không còn quá ưu tiên cho nhóm này và nhóm ngân hàng cũng chỉ đóng góp khoảng 1 điểm cho đà tăng của VN- Index hôm nay. Trong khi đó, nhóm bất động sản lại được chú ý và đóng góp khoảng 2 điểm trong điểm số tăng của VN-Index.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã FIT, VOS, DAH, HID, VTO giữ vững sắc tím cho đến khi đóng cửa, với FIT khớp được hơn 16 triệu đơn vị và trắng bên bán. Các cổ phiếu FLC, AAA, KBC, DXG, GVR, TTF, TSC, CKG, AGG, DBC kết phiên tăng điểm, nhưng ngoài GVR tăng 3,9% lên 34.800 đồng thì đa số cũng chỉ tăng nhẹ, khớp từ 2 triệu đến 20,3 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu IJC giảm khá sâu, có thời điểm lùi về mức giá sàn, trước khi đóng cửa giảm 6,7% xuống 32.050 đồng, khớp 11,67 triệu đơn vị. Mất điểm tương đối mạnh còn có SCR giảm 4,9% xuống 10.750 đồng, PVT giảm 2,8% xuống 21.000 đồng, EVG giảm 3,1% xuống 12.400 đồng, CTI giảm 3,7% xuống 15.700 đồng, DRH giảm 4,1% xuống 10.450 đồng. Các cổ phiếu quen thuộc như HNG, ROS, HQC, DLG, ITA, HSG, PVD, HAG, HCM, HBC đều kết phiên trong sắc đỏ.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng đã chạm tới tham chiếu ngay sau khi giao dịch trở lại, nhưng cũng chỉ vừa chớm xanh, áp lực bán mạnh đã khiến chỉ số thoái lui và hồi nhẹ trở lại khi đóng cửa. Chốt phiên, sàn HNX có 49 mã tăng và 131 mã giảm, HNX-Index giảm 0,72 điểm (giảm 0,23%), xuống 315,08 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 89,4 triệu đơn vị, giá trị gần 2.000 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,28 triệu đơn vị, giá trị 160,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý nhất là EVS, khi tăng kịch trần tăng 9,8% lên 31.500 đồng, khớp hơn 1,02 triệu đơn vị. Nhích lên chỉ còn SHB tăng 0,4%, TNG tăng 0,9%, MBS tăng 0,3%, TVC tăng 3,2%, BSI tăng 0,5%, PVC tăng 0,8%. Tạo gánh nặng không ít đến chỉ số là PVS giảm 1,3% xuống 29.500 đồng, IDC giảm 1,6% xuống 36.400 đồng, PAN giảm 3,2% xuống 27.200 đồng, S99 giảm 2,3% xuống 21.000 đồng.

UpCoM-Index giảm 0,36 điểm (giảm 0,4%), xuống 89,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 48,4 triệu đơn vị, giá trị 871,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,76 triệu đơn vị, giá trị 348,2 tỷ đồng, trong đó, phần lớn là hơn 5,55 triệu cổ phiếu VCP, trị giá gần 236 tỷ đồng.

Trong bối cảnh thị trường chưa xuất hiện nhiều thông tin hỗ trợ mới, nhà đầu tư nên cân nhắc chốt lời trong ngắn hạn và có thể đón đầu những nhịp điều chỉnh để tìm kiếm các cơ hội giải ngân cho giai đoạn tới ở các mã có kết quả kinh doanh quý II tốt và triển vọng khả quan cho nửa cuối năm 2021.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm